Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = - 1,5{x^2}\)
LG a
LG a
Vẽ đồ thị của hàm số.
Phương pháp giải:
+) Vẽ đồ thị: Lấy một số điểm thuộc đồ thị rồi từ đó vẽ đồ thị.
Lời giải chi tiết:
Vẽ đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right) = - 1,5{x^2}\)
\(x\) | \(-2\) | \(-1\) | \(0\) | \(1\) | \(2\) |
\(y = f\left( x \right) = - 1,5{x^2}\) | \(-6\) | \(-1,5\) | \(0\) | \(-1,5\) | \(-6\) |
LG b
LG b
Không làm tính, dùng đồ thị để so sánh \(f(-1,5)\) và \(f(-0,5),\) \(f(0,75)\) và \(f(1,5).\)
Phương pháp giải:
+) Nếu \(a<0\) thì hàm số đồng biến khi \(x<0\) và nghịch biến khi \(x>0\).
Lời giải chi tiết:
Cách 1: Hàm số \(y = - 1,5{x^2}\) có \(a = - 1,5 < 0\)
Suy ra hàm số đồng biến khi \(x < 0,\) nghịch biến khi \(x > 0\)
Từ đó:
+) Vì \(-1,5<-0,5<0\)\( \Rightarrow f\left( { - 1,5} \right) < f\left( { - 0,5} \right)\)
+) Vì \(0<0,75<1,5\) \(\Rightarrow f\left( {0,75} \right) > f\left( {1,5} \right)\)
Cách 2: Quan sát đồ thị hàm số để so sánh.
Ta được: \(f\left( { - 1,5} \right) < f\left( { - 0,5} \right)\)
\(f\left( {0,75} \right) > f\left( {1,5} \right)\)
LG c
LG c
Dùng đồ thị, tìm những giá trị thích hợp điền vào các chỗ \((…):\)
Khi \(1\le x\le 2\) thì \(... ≤ y ≤ …\)
Khi \(-2 ≤ x ≤ 0\) thì \(…≤ y ≤ …\)
Khi \(-2 ≤ x ≤ 1\) thì \(… ≤ y ≤ …\)
Phương pháp giải:
Nhìn đồ thị hàm số để điền vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Từ đồ thị, ta có: \(y(1)=-1,5;y(2)=-6;\)\(y(-2)=-6;y(0)=0\). Do đó:
Khi \(1 \le x \le 2\) thì \(-6 ≤ y ≤ -1,5\)
Khi \(-2 ≤ x ≤ 0\) thì \(-6 ≤ y ≤ 0\)
Khi \(-2 ≤ x ≤ 1\) thì \(-6 ≤ y ≤ 0\)
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Sinh 9
Bài 16
Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai