Đề bài
Sắp xếp các hình sau theo thứ tự thể tích giảm dần:
- Hình lăng trụ đứng tứ giác có độ dài cạnh bên bằng 10 cm và đáy là hình thang cân với độ dài đáy bé, đáy lớn, đường cao lần lượt là 2 cm, 8 cm, 4 cm;
- Hình lập phương có độ dài cạnh bằng 8 cm;
- Hình lăng trụ đứng tam giác có độ dài cạnh bên bằng 10 cm và đáy là tam giác có độ dài một cạnh, đường cao tương ứng cạnh đó lần lượt là 4 cm, 3 cm.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để sắp xếp các hình theo thứ tự thể tích giảm dần, ta cần tính thể tích của mỗi hình.
Lời giải chi tiết
Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
\(\dfrac{{(8 + 2){\rm{ }}.{\rm{ }}4}}{2}{\rm{ }}.{\rm{ }}10 = 200{\rm{ (c}}{{\rm{m}}^3})\).
Thể tích của hình lập phương là:
\({8^3} = 512{\rm{ (c}}{{\rm{m}}^3})\).
Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là:
\(\dfrac{{4{\rm{ }}.{\rm{ }}3}}{2}{\rm{ }}.{\rm{ }}10 = 60{\rm{ (c}}{{\rm{m}}^3})\).
Ta thấy: \(512 > 200 > 60\) nên sắp xếp thể tích các hình theo thứ tự giảm dần là: hình lập phương, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ tam giác.
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Unit 2. Health
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
Chương 2: Số thực
Chương 9: Một số yếu tố xác suất
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7