Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn tâm \(O\), bán kính \(1,5cm\). Hãy vẽ hình vuông \(ABCD\) có bốn đỉnh nằm trên đường tròn đó. Nêu cách vẽ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Vẽ hình: dùng thước thẳng và compa để vẽ hình
+) Chứng minh: Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành và hình vuông
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật: Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Dấu hiệu nhận biết hình vuông: Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
Lời giải chi tiết
Cách vẽ:
- Vẽ đường tròn \((O; 1,5cm)\)
- Vẽ 2 đường kính \(AC\) và \(BD\) vuông góc với nhau.
- Nối \(AB, BC, CD, DA\) ta có tứ giác \(ABCD\) là hình vuông có \(4\) đỉnh nằm trên cung tròn \((O; 1,5cm)\).
Chứng minh:
Theo cách vẽ ta có: \(OA = OC=R, OB = OD=R\) nên tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành
Lại có: \(AC = BD=2R\) nên hình bình hành \(ABCD\) là hình chữ nhật.
Mặt khác: \(BD \bot AC\) nên hình chữ nhật \(ABCD\) là hình vuông.
Vậy tứ giác \(ABCD\) là hình vuông.
Đề thi vào 10 môn Toán Tây Ninh
Đề thi vào 10 môn Toán Hải Phòng
Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ
Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân