Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Giữa hai tòa nhà ( kho và phân xưởng) của một nhà máy, người ta xây dựng một băng chuyền \(AB\) để chuyển vật liệu. Khoảng cách giữa hai tòa nhà là \(10m\), còn hai vòng quay của băng chuyền được đặt ở độ cao \(8m\) và \(4m\) so với mặt đất (h.7). Tìm độ dài \(AB\) của băng chuyền.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng định lí Pytago: Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết
Kẻ \(BH \bot AD\) ta được tứ giác \(BCDH\) là hình chữ nhật (vì \(\widehat C=\widehat D= \widehat H=90^0).\)
Suy ra \( DH=BC=4m\) và \(BH = CD=10m\) (tính chất hình chữ nhật)
Và \(AH =AD-DH= 8 - 4 = 4\)(m)
Áp dụng định lý Pytago vào tam giác vuông \(ABH\), ta có:
\(A{B^2} = B{H^2} + A{H^2}\)
Suy ra: \(AB = \sqrt {B{H^2} + A{H^2}}\)\( = \sqrt {{{10}^2} + {4^2}} = \sqrt {116} \approx 10,8(m)\)
Vậy băng chuyền dài khoảng \(10,8m.\)
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
Bài 19
Bài 20. Vùng đồng bằng sông Hồng
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội