Đề bài
Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4.
a) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 3 muối tan.
b) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 2 muối tan.
c) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 1 muối tan.
Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình hoá học.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại lí thuyết về tính chất hóa học của kim loại
tại đây
.Xem lại dãy hoạt động hóa học của kim loại
tại đây
Viết phương trình hóa học xảy ra và biện luận.
Lời giải chi tiết
a) 2Al + 3CuSO4 —---------> Al2(SO4)3 + 3Cu
Dung dịch N sau phản ứng chứa 3 muối tan, như vậy có khả năng phản ứng trên chưa kết thúc hoặc lượng nhôm ít nên dung dịch N chứa 3 muối Al2(SO4)3, CuSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng.
b) Dung dịch N sau phản ứng chứa 2 muối tan, nghĩa là lượng Al đã tác dụng hết với CuSO4, nên dung dịch N chứa 2 muối Al2(SO4)3 và FeSO4 còn dư (hoặc chưa phản ứng).
2Al + 3CuSO4 —------> Al2(SO4)3 + 3Cu \( \downarrow \)
c) Dung dịch N sau phản ứng chứa 1 muối tan, dung dịch sau phản ứng chỉ có Al2(SO4)3, do AI dư hoặc vừa đủ để phản ứng với 2 muối :
2Al + 3CuSO4 -------- > Al2(SO4)3 + 3Cu \( \downarrow \)
2Al + 3FeSO4 -------> AI2(SO4)3 + 3Fe \( \downarrow \)
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
Đề kiểm tra 15p kì 1 – Có đáp án và lời giải
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 33