Đề bài
Có một hỗn hợp ba muối \(N{H_4}HC{O_3}\), NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 g hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi, thu được 16,2 g bã rắn. Chế hoá bã rắn với dung dịch HCl lấy dư, thu được 2,24 lít khí (đktc).
Xác định thành phần phần trăm của các muối trong hỗn hợp.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
PTHH:
\(N{H_4}HC{O_3}\) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) \(N{H_3} + C{O_2} + {H_2}O\) (1)
\(2NaHC{O_3}\) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) \(N{a_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O\) (2)
\(Ca{(HC{O_3})_2}\) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) \(CaO + 2C{O_2} + {H_2}O\) (3)
\(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} + {H_2}O\) (4)
\(CaO + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O\) (5)
Từ các phương trình phản ứng, tính được khối lượng từng muối => thành phần phần trăm của các muối trong hỗn hợp.
Lời giải chi tiết
Các phản ứng phân hủy muối khi nung :
\(N{H_4}HC{O_3}\) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) \(N{H_3} + C{O_2} + {H_2}O\) (1)
\(2NaHC{O_3}\) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) \(N{a_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O\) (2)
\(Ca{(HC{O_3})_2}\) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) \(CaO + 2C{O_2} + {H_2}O\) (3)
Bã rắn thu được sau khi nung gồm Na2CO3 và CaO, chúng tan trong dung dịch HCl dư theo các phương trình hoá học :
\(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} + {H_2}O\) (4)
\(CaO + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O\) (5)
Theo (4) :
\({n_{N{a_2}C{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}}\) = 0,1 (mol), hay 106.0,1 = 10,6 (g) \(N{a_2}C{O_3}\)
Theo (2) :
\({n_{NaHC{O_3}}} = 2.{n_{N{a_2}C{O_3}}}\) = 2.0,1 =0,2 (mol), hay 84.0,2 = 16,8 (g) \(NaHC{O_3}\).
Số mol CaO có trong bã rắn : \(\dfrac{{16,2 - 10,6}}{{56}}\) = 0,1 (mol).
Theo (3):
\({n_{Ca{{(HC{O_3})}_2}}} = {n_{CaO}}\) = 0.1 (mol), hay 162.0,1 = 16,2 (g) Ca(HCO3)2.
Khối lượng \(N{H_4}HC{O_3}\) có trong hỗn hợp : 48,8 - (16,8 + 16,2) = 15,8 (g).
Thành phần phần trăm của hỗn hợp muối :
\(\begin{array}{l}
\% {m_{N{H_4}HC{O_3}}} = \dfrac{{15,8.100\% }}{{48,8}} = 32,38\% ;\\
\% {m_{NaHC{O_3}}} = \dfrac{{16,8.100\% }}{{48,8}} = 34,43\% ;\\
\% {m_{Ca(HC{O_{3{)_2}}}}} = \dfrac{{16,2.100\% }}{{48,8}} = 33,19\% .
\end{array}\)
Chủ đề 6: Kĩ thuật thủ môn
SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2
Review Unit 8
CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO
Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11