Đề bài
Một hệ điện tích có cấu tạo gồm một ion dương +e và hai ion âm giống nhau nằm cân bằng. Khoảng cách giữa hai ion âm là α. Bỏ qua trọng lượng của các ion.
a) Hãy cho biết cấu trúc của hệ và khoảng cách giữa ion dương và ion âm (theo a).
b) Tính điện tích của một ion âm (theo e)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng biểu thức định luật Cu-long: \(F=k{\dfrac{q_1q_2}{r^2}}\)
Lời giải chi tiết
a) Trong trạng thái cân bằng, những lực điện tác dụng lên mỗi ion cân bằng lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là tất cả các lực phải có cùng một giá hay ba ion phải nằm trên cùng một đường thẳng. Mặt khác, hai ion âm phải nằm đối xứng với nhau ở hai bên ion dương (Hình 1.2 G), thì lực điện do chúng tác dụng lên ion dương mới có thể cân bằng nhau.
b) Xét sự cân bằng của một ion âm.
Cường độ của lực đẩy giữa hai ion âm : \({F_đ} = k{\dfrac{q^2}{a^2}}\)
Cường độ của lực hút giữa ion dương và ion âm : \({F_h} = k{\dfrac{4\left| q \right|e}{a^2}}\)
Vì Fđ = Fh, nên \(|q| = 4e\). Kết quả là \( q = - 4e.\)
Nghị luận xã hội lớp 11
Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường
A
Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - Tập bản đồ Địa lí 11
Chủ đề 1. Xây dựng và phát triển nhà trường
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11