1. Nội dung câu hỏi
Cho hình bình hành \(ABCD\). Trên cạnh \(AD,BC\) lần lượt lấy điểm \(E,F\) sao cho \(AE = CF\). Trên cạnh \(AB,CD\) lần lượt lấy điểm \(M,N\) sao cho \(BM,DN\). Chứng minh:
a) Tứ giác \(EMFN\) là hình bình hành;
b) Bốn đường thẳng \(AC,BD,EF,MN\) cùng đi qua một điểm.
2. Phương pháp giải
Dựa vào dấu hiệu nhận biết của hình bình hành:
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành
- Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
3. Lời giải chi tiết
a) Do \(ABCD\) là hình bình hành nên \(AD = BC\) và \(AB = CD\); \(\widehat A = \widehat C\) và \(\widehat {ABC} = \widehat {CDA}\).
Mà \(AE = CF\) và \(BM = DN\), suy ra \(DE = BF\) và \(AM = CN\).
\(\Delta AEM = \Delta CFN\)(c.g.c). Suy ra \(EM = FN\)
\(\Delta BFM = \Delta DEN\)(c.g.c). Suy ra \(FM = EN\)
Tứ giác \(\EFMN\) có \(EM = FN\) và \(FM = EN\) nên \(EMFN\) là hình bình hành.
b) Tứ giác \(BMDN\) có \(BM = DN\) và \(BM//DN\) nên \(BMDN\) là hình bình hành.
Do \(ABCD,EMFN,BMDN\) đều là hình bình hành nên các đường chéo của mỗi hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Vậy \(AC,BD,EF,MN\) cùng đi qua trung điểm của mỗi đường.
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
SOẠN VĂN 8 TẬP 2
Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8