Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD\) với \(AB = 1, AD = x\; (x > 0)\) và \(\widehat {BAD} = 60^\circ \).
a) Tính diện tích toàn phần \(S\) của hình tạo thành khi quay hình bình hành \(ABCD\) đúng một vòng quanh cạnh \(AB\) và diện tích toàn phần \(S_1\) của hình tạo thành khi quay quanh cạnh \(AD\).
b) Xác định giá trị \(x\) khi \(S = S_1\) và \(S = 2S_1\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Diện tích xung quanh của hình nón: \({S_{xq}} = \pi rl\).
(\(r\) là bán kính đường tròn đáy, \( l\) là đường sinh).
- Diện tích xung quanh hình trụ: \({S_{xq}} = 2πrh\).
(\(r\) là bán kính đường tròn đáy, \(h\) là chiều cao).
Lời giải chi tiết
a) Khi quay hình bình hành \(ABCD\) một vòng quanh cạnh \(AB\) thì cạnh \(AD\) và \(BC\) vạch nên \(2\) hình nón bằng nhau có đường sinh \(AD = BC = x,\) cạnh \(CD\) vạch nên hình trụ có bán kính đáy bằng bán kính đáy hình nón.
Trong \(∆AHD\) có \(\widehat {AHD} = 90^\circ ;\widehat A = 60^\circ \), ta có:
\(DH = AD. \sin 60^o= \displaystyle x.{{\sqrt 3 } \over 2} = {{x\sqrt 3 } \over 2}\)
Diện tích toàn phần của hình tạo thành bằng tổng diện tích xung quanh \(2\) hình nón và diện tích xung quanh hình trụ: \(S = {S _{\text{xq trụ}}} + 2{S _\text{xq nón}}\)
\(\eqalign{
& S = 2\pi DH.DC + 2.\pi DH.AD \cr
& \;\;\;= 2\pi {{x\sqrt 3 } \over 2}.1 + 2.\pi .{{x\sqrt 3 } \over 2}.x \cr
& \;\;\;= \pi x\sqrt 3 + \pi {x^2}\sqrt 3 \cr} \)
\( \Rightarrow S = \pi x\sqrt 3 (1 + x)\)
Khi quay hình bình hành quanh trục \(AD\) một vòng thì cạnh \(AB\) và \(DC\) vạch nên hai hình nón bằng nhau có đường sinh \(AB = CD = 1.\) Cạnh \(BC\) vạch nên hình trụ có bán kính đáy bằng bán kính đáy hình nón.
Bán kính đáy: \(\displaystyle BH = AB. \sin 60^o = 1.{{\sqrt 3 } \over 2}={{\sqrt 3 } \over 2}\)
\(S_1\) là diện tích toàn phần hình tạo thành bằng tổng diện tích xung quanh hai hình nón cộng với diện tích hình trụ.
\(S_1 = {S _{\text{xq trụ}}} + 2{S _\text{xq nón}}\)
\({S_1} = 2\pi .BH.BC + 2.\pi .BH.AB\)
\(S_1\displaystyle = 2\pi. {{\sqrt 3 } \over 2}.x + 2.\pi .{{\sqrt 3 } \over 2}.1\)
\({S_1} = \pi \sqrt 3 (x + 1)\)
b) Để \(S = S_1\) \(\Leftrightarrow \pi x\sqrt 3 (1 + x) = \pi \sqrt 3 (x + 1) \)
\(\Leftrightarrow x(1 + x) = x + 1\)
\( \Leftrightarrow x\left( {x + 1} \right) - \left( {x + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow (x + 1)(x - 1) = 0\)
Vì \(x > 0 \Rightarrow x + 1 \ne 0\)
\( \Rightarrow x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\)
Vậy \(x=1\) thì \(S = S_1\).
Để \(S = 2S_1\) \(\Leftrightarrow \pi x\sqrt 3 (1 + x) = 2\pi \sqrt 3 (x + 1) \)
\(\Leftrightarrow x(x + 1) = 2(x + 1)\)
\( \Leftrightarrow x\left( {x + 1} \right) - 2\left( {x + 1} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow (x + 1)(x - 2) = 0\)
Vì \(x > 0 \Rightarrow x + 1 \ne 0\)
\( \Rightarrow x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 2\).
Vậy \(x=2\) thì \(S = 2S_1\).
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 9
Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang