Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2x + 3k\) và \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\)
Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là:
a) Hai đường thẳng cắt nhau.
b) Hai đường thẳng song song với nhau.
c) Hai đường thẳng trùng nhau.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tìm điều kiện để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.
- Vận dụng kiến thức: Hai đường thẳng \(y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\)
- Cắt nhau khi \(a \ne a'\)
- Song song với nhau khi \(a = a'\) và \(b \ne b'\)
- Trùng nhau khi \(a = a'\) và \(b = b'\).
Lời giải chi tiết
a) Do \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\) là hàm số bậc nhất nên hệ số của x phải khác 0, nghĩa là \(2m + 1 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne - \dfrac{1}{2}\) .
Hai đường thẳng \(y = 2x + 3k\) và \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\) cắt nhau khi và chỉ khi: \(2m + 1 \ne 2 \Leftrightarrow m \ne \dfrac{1}{2}\)
Vậy điều kiện đối với m là : \(m \ne - \dfrac{1}{2}\) và \(m \ne \dfrac{1}{2}\) , \(k\) tùy ý.
b) Hai đường thẳng \(y = 2x + 3k\) và \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\) song song với nhau khi :
\(\left\{ \begin{array}{l}2m + 1 \ne 0\\2m + 1 = 2\\2k - 3 \ne 3k\end{array} \right.\)
\(2m + 1 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne - \dfrac{1}{2}\)
\(2m + 1 = 2 \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{2}\)
\(2k - 3 \ne 3k \Leftrightarrow k \ne - 3\)
Vậy hai đường thẳng đã cho song song với nhau khi \(m = \dfrac{1}{2}\) và \(k \ne - 3\).
c) Hai đường thẳng \(y = 2x + 3k\) và \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\) trùng nhau khi :
\(\left\{ \begin{array}{l}2m + 1 \ne 0\\2m + 1 = 2\\2k - 3 = 3k\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne - \dfrac{1}{2}\\m = \dfrac{1}{2}\\k = - 3\end{array} \right.\)
Vậy hai đường thẳng đã cho trùng nhau khi \(m = \dfrac{1}{2}\) và\(k = - 3\).
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 - Sinh 9
Bài 15. Thương mại và du lịch
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC