Đề bài
Tìm các cặp đường thẳng song song trong Hình 11 và giải thích.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song: Nếu 1 đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b, tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau hoặc đồng vị bằng nhau thì a//b
Lời giải chi tiết
a)
Đặt các góc A1 và B1 như hình vẽ trên.
Ta có \(\widehat {{A_1}}\)=\(\widehat {{B_1}}\)=45°
Mà \(\widehat {{A_1}}\) và \(\widehat {{B_1}}\) ở vị trí so le trong.
Do đó a // b (Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song).
Vậy trong Hình 11a có a // b.
b)
Đặt các góc C1 và D1 như hình vẽ trên.
Ta có \(\widehat {{C_1}}\) và \(\widehat {{D_1}}\) ở vị trí so le trong nhưng hai góc này không có số đo bằng nhau (\(\widehat {{C_1}}\)=90°≠\(\widehat {{D_1}}\)=80°) nên hai đường thẳng d và e không song song với nhau.
Vậy trong Hình 11b không có hai đường thẳng nào song song.
c)
Đặt các góc M1 và N1 như hình vẽ trên.
Ta có \(\widehat {{M_1}}\)=\(\widehat {{N_1}}\)=60°
Mà \(\widehat {{M_1}}\) và \(\widehat {{N_1}}\) ở vị trí đồng vị.
Do đó m // n (Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song).
Vậy trong Hình 11c có m // n.
Unit 2: Communication
Chương 6. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Bài 5: Yêu thương con người
Chương 6: Các đại lượng tỉ lệ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7