Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Cho hàm số bậc nhất \(y = ax - 4\,\,\left( 1 \right)\). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:
a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = 2x - 1\) tại điểm có hoành độ bằng 2.
b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = - 3x + 2\) tại điểm có tung độ bằng 5.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Thay giá trị \(x = 2\) vào hai hàm số và cho giá trị hai hàm số đó bằng nhau, giải và tìm a.
b) Tìm hoành độ giao điểm của hai đường thẳng rồi thay giải tương tự câu a.
Lời giải chi tiết
a) Hai đường thẳng \(y = ax - 4\) và \(y = 2x - 1\) cắt nhau tại điểm có hoành độ bằng \(2\) nên tại \(x = 2\), giá trị của hai hàm số bằng nhau.
Do đó, thay \(x = 2\) vào hai hàm số ta có :
\(a.2 - 4 = 2.2 - 1 \Leftrightarrow 2a = 3 + 4\) \( \Leftrightarrow a = \dfrac{7}{2}\)
b) Hai đường thẳng \(y = ax - 4\) và \(y = - 3x + 2\) cắt nhau tại điểm N có tung độ bằng \(5\). Giả sử hoành độ của giao điểm N là \({x_0}\). Ta có \(N\left( {{x_0};5} \right)\) .
Vì đường thẳng \(y = - 3x + 2\) đi qua \(N\left( {{x_0};5} \right)\) nên ta có :
\(5 = - 3{x_0} + 2\) \( \Leftrightarrow 3 = - 3{x_0} \Leftrightarrow {x_0} = - 1\)
Vì đường thẳng \(y = ax - 4\) cũng đi qua điểm \(N\left( { - 1;5} \right)\) nên ta có :
\(5 = a.\left( { - 1} \right) - 4\) \( \Leftrightarrow a = - 9\)
Chú ý:
Để giải các bài toán tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \(y = ax + b\) và \(y = a'x + b'\) , ta cần chú ý rằng : Tọa độ \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) của giao điểm phải thỏa mãn các phương trình của hai hàm số.
Do đó, khi đã biết hoành độ \({x_0}\) (hoặc tung độ \({y_0}\)) ta chỉ việc thay các giá trị \({x_0}\) (hoặc \({y_0}\)) vào một trong hai hàm số đã cho để tìm nốt giá trị còn lại \({y_0}\) (hoặc \({x_0}\))
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định
Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
Bài 8:Năng động, sáng tạo
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai