Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Tìm giá trị của m:
LG a
LG a
Để hai đường thẳng\(({d_1})\):\(5x - 2y = 3,\) \(({d_2})\): \(x + y = m\) cắt nhau tại một điểm trên trục \(Oy\). Vẽ hai đường thẳng này trong cùng một mặt phẳng tọa độ.
Phương pháp giải:
Sử dụng:
- Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm \(A\) trên trục \(Oy\) thì \(A(0;y).\)
- Hai đường thẳng \(({d_1})\): \(ax + by = c\) và \(({d_2})\): \(a'x+b'y = c'\) cắt nhau tại điểm \(M({x_0};{y_0})\) thì tọa độ của \(M\) là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x+b'y = c'} \cr} } \right.\)
- Cặp số \(({x_0};{y_0})\) là nghiệm của hệ phương trình
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x +b'y = c'} \cr} } \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{a{x_0} + b{y_0} = c} \cr
{a'{x_0} +b'{y_0} = c'} \cr} } \right.\)
Lời giải chi tiết:
Vì đường thẳng \(({d_1})\): \(5x - 2y = 3,\)
\(({d_2})\): \(x + y = m\) cắt nhau tại một điểm trên trục \(Oy\) nên giao điểm \(A\) của \(({d_1})\) và \(({d_2})\) có hoành độ bằng \(0\), giả sử \(A(0; y).\)
Khi đó \(A(0; y)\) là nghiệm của hệ phương trình:\(\left\{ {\matrix{
{5x - 2y = 3} \cr
{x + y = m} \cr} } \right.\)
Thay toạ độ điểm \(A\) vào hệ phương trình trên ta được:
\(\left\{ {\matrix{
{5.0 - 2y = 3} \cr
{0 + y = m} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y = \displaystyle - {3 \over 2}} \cr
{m = \displaystyle - {3 \over 2}} \cr} } \right.\)
Vậy \(m = \displaystyle - {3 \over 2}\) thì \(({d_1})\) cắt \(({d_2})\) tại một điểm trên trục tung.
- Với \(m = \displaystyle - {3 \over 2}\) ta có \(({d_2})\): \(x + y = \displaystyle - {3 \over 2} \)\( \Leftrightarrow y = -x \displaystyle - {3 \over 2}\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = \displaystyle- {3 \over 2}\) ta được \(M \displaystyle \left( {0; - {3 \over 2}} \right)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \displaystyle - {3 \over 2}\) ta được \(N \displaystyle\left( { - {3 \over 2};0} \right)\)
Đường thẳng \(({d_2})\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M, \ N\).
- Vẽ \(({d_1})\): \(5x - 2y = 3 \Leftrightarrow y = \displaystyle {5\over 2}x - \displaystyle {3 \over 2}\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = \displaystyle - {3 \over 2}\) ta được \(M\displaystyle \left( {0; - {3 \over 2}} \right)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \displaystyle {3 \over 5}\) ta được \(P\displaystyle \left( {{3 \over 5};0} \right)\)
Đường thẳng \(({d_1})\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M, \ P\).
LG b
LG b
Để hai đường thẳng \(({d_1})\): \(mx + 3y = 10\), \(({d_2})\): \(x - 2y = 4\) cắt nhau tại một điểm trên trục \(Ox\). Vẽ hai đường thẳng này trong cùng một mặt phẳng tọa độ.
Phương pháp giải:
Sử dụng:
- Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm \(A\) trên trục \(Oy\) thì \(A(0;y).\)
- Hai đường thẳng \(({d_1})\): \(ax + by = c\) và \(({d_2})\): \(a'x+b'y = c'\) cắt nhau tại điểm \(M({x_0};{y_0})\) thì tọa độ của \(M\) là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x+b'y = c'} \cr} } \right.\)
- Cặp số \(({x_0};{y_0})\) là nghiệm của hệ phương trình
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x +b'y = c'} \cr} } \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{a{x_0} + b{y_0} = c} \cr
{a'{x_0} +b'{y_0} = c'} \cr} } \right.\)
Lời giải chi tiết:
Vì đường thẳng \(({d_1})\): \(mx + 3y = 10\) và đường thẳng \(({d_2})\): \(x – 2y = 4\) cắt nhau tại một điểm trên trục hoành nên giao điểm \(B\) của \(({d_1})\) và \(({d_2})\) có tung độ bằng \(0\), giả sử \(B(x; 0)\)
Khi đó \(B(x; 0)\) là nghiệm của hệ phương trình:\(\left\{ {\matrix{
{mx + 3y = 10} \cr
{x – 2y = 4} \cr} } \right.\)
Thay toạ độ điểm \(B\) vào hệ phương trình trên ta được:
\(\eqalign{
& \left\{ {\matrix{
{mx + 3.0 = 10} \cr
{x - 2.0 = 4} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{mx = 10} \cr
{x = 4} \cr} } \right. \cr
& \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m = \displaystyle {10 \over x}} \cr
{x = 4} \cr} } \right.\cr
& \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m = \displaystyle {5 \over 2}} \cr
{x = 4} \cr} } \right. \cr} \)
Vậy \(m = \displaystyle {5 \over 2}\) thì \(({d_1})\) cắt \(({d_2})\) tại một điểm trên trục hoành.
- Với \(m = \displaystyle {5 \over 2}\) ta có \(({d_1})\): \(\displaystyle {5 \over 2}x + 3y = 10\)\(\Leftrightarrow y = \displaystyle - {5 \over 6}x+\displaystyle {10 \over 3}\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = \displaystyle {{10} \over 3}\) ta được \(C\displaystyle \left( {0;{{10} \over 3}} \right)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 4\) ta được \(D\left( {4;0} \right)\)
Đường thẳng \(({d_1})\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(C, \ D\).
- Vẽ \(\left( {{d_2}} \right):x - 2y = 4 \Leftrightarrow y= \displaystyle {1 \over 2}x-2\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = - 2\) ta được \(E\left( {0; - 2} \right)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 4\) ta được \(D\left( {4;0} \right)\).
Đường thẳng \(({d_2})\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(E,\ D\).
Đề thi vào 10 môn Toán Phú Yên
Bài 21
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi