Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O; R)\), dây \(AB\) khác đường kính. Vẽ về hai phía của \(AB\) các dây \(AC, AD.\) Gọi \(H\) và \(K \) theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ \(B\) và \(AC\) và \(AD.\) Chứng minh rằng:
a) Bốn điểm \(A, H, B, K\) thuộc cùng một đường tròn;
b) \(HK < 2R.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng các kiến thức sau:
+ Để chứng minh các điểm thuộc cùng một đường tròn ta chứng minh các điểm này cách đều một điểm.
+ Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
Lời giải chi tiết
a) Ta có: \(\widehat {AHB} = \widehat {AKB} = {90^o}\)
Do đó tam giác AKB vuông tại K, tam giác AHB vuông tại H nên \(H\) và \(K\) cùng thuộc một đường tròn đường kính \(AB.\)
Vậy bốn điểm \(A, H, B, K\) cùng thuộc một đường tròn đường kính \(AB.\)
b) Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB.\)
\(HK\) là dây cung không đi qua tâm \(I\) của \(\left( {I,\dfrac{{AB}}{2}} \right)\)
Do đó: \(HK < AB\) (1)
Mặt khác: \(AB\) là dây cung không đi qua tâm \(O\) của \((O,R)\) nên \(AB<2R\) (2)
Từ (1) và (2) ta có: \(HK < AB < 2R\).
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Giang
CHƯƠNG I. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi
Tải 20 đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Anh 9 mới