Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho hai điểm \(A(1;2) ,\) \(B(3;4).\)
a) Tìm hệ số \(a\) của đường thẳng đi qua \(A\) và \(B;\)
b) Xác định hàm số biết đồ thị của nó là đường thẳng đi qua \(A\) và \(B.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cho trước ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Gọi phương trình đường thẳng là \(y = ax + b\).
Bước 2: Thay tọa độ các điểm thuộc đường thẳng, lập các phương trình hai ẩn của \(a\) và \(b\).
Bước 3: Từ các phương trình trên ta tìm \(a\) và \(b\)
Bước 4: Kết luận phương trình đường thẳng với \(a\) và \(b\) đã tìm được.
Lời giải chi tiết
Đường thẳng đi qua hai điểm \(A\) và \(B\) có dạng : \(y = ax + b\) với \(a\ne 0\).
a) Đường thẳng đi qua hai điểm \(A\) và \(B\) nên tọa độ \(A\) và \(B\) nghiệm đúng phương trình.
Với điểm \(A(1;2)\) ta có: \(2 = a + b \Leftrightarrow b = 2 - a\) (1)
Với điểm \(A(3;4)\) ta có: \(4 = 3a + b\) (2)
Thay (1) vào (2) ta có: \(4 = 3a + 2 - a \Leftrightarrow 2a = 2 \Leftrightarrow a = 1\) (thỏa mãn)
Vậy hệ số \(a\) của đường thẳng đi qua \(A\) và \(B\) là 1.
b) Thay \(a = 1\) (ở câu a) vào (1) ta được : \(b = 2 – 1 = 1\)
Vậy phương trình đường thẳng \(AB\) là \(y = x + 1.\)
Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên
Unit 7: Saving Energy - Tiết kiệm năng lượng
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 9
CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Dương