23.a.
Hai thanh nam châm được ghép sát vào nhau như trên hình 23.6. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm mới CD. Theo em từ phổ của thanh nam châm mới này có hình dạng như thế nào? Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán của em. Cho nhận xét?
Phương pháp giải:Vận dụng tính chất của nam châm
Lời giải chi tiết:
Tên các từ cực của nam châm mới CD:
C là Cực bắc;
D là Cực nam
Dự đoán
Từ phổ của thanh nam châm sẽ là đường cong đi ra từ C và đi vào D.Kết quả kiểm tra thí nghiệm: từ phổ của thanh nam châm sẽ đi ra từ C và đi vào D.
23.b.
Xếp nam châm thẳng với hai thanh sắt non như mô tả trên hình 23.7. Dự đoán xem từ phổ của nam châm mới tạo thành có dạng như thế nào? Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tử phổ của nam châm
Lời giải chi tiết:
Dự đoán: từ phổ của nam châm mới sẽ có dạng từ phổ của nam châm hình chữ U
Thí nghiệm kiểm tra: đặt kim nam châm thử vào trong lòng giữa hai thanh sắt non ta sẽ nhận biết được chiều của đường sức từ trong lòng 2 thanh sắt non.
23.c.
Từ các bài tập trên hãy rút ra cách bảo quản nam châm trong thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Không nung nóng nam châm, không để nam châm ở những nơi có nhiệt độ cao.
- Không bẻ gãy, làm va đập mạnh nam châm.
- Nên để một thanh sắt non nối hai cực từ của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.
- Không để nam châm, gần đồng hồ điện tử, máy tính cầm tay, USB, màn hình ti vi, màn hình vi tính...Vì dưới tác dụng từ của nam châm có thể làm ảnh hưởng thậm chí hư hỏng đến các thiết bị này.
Bài 28. Vùng Tây Nguyên
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Anh Bắc Ninh