Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Cho hàm số \(y = \dfrac{{\sqrt m + \sqrt 5 }}{{\sqrt m - \sqrt 5 }}.x + 2010\)
LG a
LG a
Với điều kiện nào của \(m\) thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?
Phương pháp giải:
Hàm số \(y = ax + b\) xác định với mọi giá trị của \(x\) thuộc \(R\):
+ Để hàm số \(y = ax + b\) là hàm bậc nhất thì \(a \ne 0\)
Lời giải chi tiết:
Để \(\sqrt m \) xác định khi \(m \ge 0\)
\(\sqrt m - \sqrt 5 \ne 0\)\( \Leftrightarrow \sqrt m \ne \sqrt 5 \Leftrightarrow m \ne 5\)
Vậy điều kiện để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất là \(m \ge 0\) và \(m \ne 5\)
LG b
LG b
Tìm các giá trị của \(m\) để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất đồng biến trên \(R\).
Phương pháp giải:
Hàm số \(y = ax + b\) xác định với mọi giá trị của \(x\) thuộc \(R\):
+ Để hàm số \(y = ax + b\) là hàm bậc nhất thì \(a \ne 0\)
+ Để hàm số \(y = ax + b\) đồng biến trên \(R\), thì \(a > 0\).
Lời giải chi tiết:
Với \(m \ge 0\) và \(m \ne 5\) thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất (theo câu a)
Để hàm số đồng biến trên \(R\) thì:
\(\dfrac{{\sqrt m + \sqrt 5 }}{{\sqrt m - \sqrt 5 }} > 0\)
Do \({\sqrt m + \sqrt 5 }>0\) (với \(m \ge 0\) và \(m \ne 5\)) nên \(\sqrt m - \sqrt 5 > 0 \)\(\Leftrightarrow \sqrt m > \sqrt 5 \Leftrightarrow m > 5\)
Vậy \(m>5\) thì hàm số đã cho đồng biến.
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 2
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 9 mới
Tải 20 đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Anh 9 mới
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng