Xếp ngẫu nhiên ba người đàn ông, hai người đàn bà và một đứa bé vào ngồi trên \(6\) cái ghế xếp thành hàng ngang. Tính xác suất sao cho
LG a
Đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà;
Phương pháp giải:
Để tính xác suất của biến cố A.
+) Tính số phần tử của không gian mẫu \(n(\Omega)\).
+) Tính số phần tử của biến cố A: \(n(A)\).
+) Tính xác suất của biến cố A: \(P(A)=\dfrac {n(A)}{n(\Omega)} \).
Trong câu này, sử dụng hoán vị để tìm số phần tử trong không gian, sử dụng hoán vị, quy tắc nhân để tìm số phần tử của biến cố.
Lời giải chi tiết:
Không gian mẫu gồm các hoán vị của 6 người do đó \(n\left( \Omega \right) = 6!\).
Kí hiệu A là biến cố : “ Đứa bé được xếp giữa hai người đàn bà ” ;
Để tạo nên một cách xếp mà đứa bé được xếp giữa hai người đàn bà, ta tiến hành như sau:
- Xếp đứa bé ngồi vào ghế thứ hai đến ghế thứ năm. Có 4 cách.
- Ứng với mỗi cách xếp đứa bé, có 2 cách xếp hai người đàn bà.
- Khi đã xếp hai người đàn bà và đứa bé, xếp ba người đàn ông vào các chỗ còn lại. Có \(3!\) cách.
Theo quy tắc nhân, ta có \(n\left( A \right) = 4.2.3! = 48\).
Từ đó \(P\left( A \right) = \dfrac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \dfrac{{48}}{{6!}} = \dfrac{1}{{15}}\) .
LG b
Đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông
Phương pháp giải:
Để tính xác suất của biến cố A.
+) Tính số phần tử của không gian mẫu \(n(\Omega)\).
+) Tính số phần tử của biến cố A: \(n(A)\).
+) Tính xác suất của biến cố A: \(P(A)=\dfrac {n(A)}{n(\Omega)} \).
Trong câu này, sử dụng hoán vị để tìm số phần tử trong không gian, sử dụng hoán vị, tổ hợp, quy tắc nhân để tìm số phần tử của biến cố
Lời giải chi tiết:
Không gian mẫu gồm các hoán vị của 6 người do đó \(n\left( \Omega \right) = 6!\).
B là biến cố: “ Đứa bé được xếp giữa hai người đàn ông ”.
Để tạo nên một cách xếp mà đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông, ta tiến hành như sau:
- Xếp đứa bé vào các ghế thứ hai đến thứ năm. Có 4 cách.
- Chọn hai trong số ba người đàn ông. Có \(C_3^2 = 3\) cách.
- Xếp hai người đàn ông ngồi hai bên đứa bé. Có 2 cách.
- Xếp ba người còn lại vào ba chỗ còn lại. Có \(3!\) cách.
Theo quy tắc nhân, ta có
\(n\left( B \right) = 4.C_3^2.2.3! = 144\).
Vậy \(P\left( B \right) = \dfrac{{n(B)}}{{n(\Omega )}} = \dfrac{{144}}{{6!}} = \dfrac{1}{5}\).
Bài 11: Tiết 2: Kinh tế khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương 1. Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Chương III. Công nghệ thức ăn chăn nuôi
Chủ đề 3: Kĩ thuật đá cầu tấn công và chiến thuật tấn công cơ bản
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11