Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề bài
Vì sao khi phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có các hệ số \(a\) và \(c\) trái dấu thì nó có nghiệm?
Áp dụng. Không tính \(∆\), hãy giải thích vì sao mỗi phương trình sau có nghiệm:
a) \(3{x^2} - x - 8 = 0\)
b) \(2004{x^2} + 2x - 1185\sqrt 5 = 0\)
c) \(3\sqrt 2 {x^2} + \left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)x + \sqrt 2 - \sqrt 3 \)\(\,= 0\)
d) \(2010{x^2} + 5x - {m^2} = 0\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng: Tích hai số trái dấu là một số âm.
Đánh giá để có \(\Delta >0\)
Lời giải chi tiết
Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\)
\(a\) và \(c\) trái dấu \( \Leftrightarrow ac < 0\)
\( \Leftrightarrow - ac > 0 \Leftrightarrow - 4ac > 0\)
\(\Delta = {b^2} - 4ac\)
Ta có \({b^2} \ge 0\); \( - 4ac > 0\) \( \Leftrightarrow {b^2} - 4ac > 0\)
\( \Rightarrow \Delta = {b^2} - 4ac > 0\), phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Áp dụng:
a) \(3{x^2} - x - 8 = 0\)
Có \(a = 3; c = -8 ⇒ ac < 0\). Phương trình có hai nghiệm phân biệt.
b) \(2004{x^2} + 2x - 1185\sqrt 5 = 0\)
Có \(a = 2004; c = - 1185\sqrt 5 \) \(⇒ ac < 0\). Phương trình có hai nghiệm phân biệt.
c) \(3\sqrt 2 {x^2} + \left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)x + \sqrt 2 - \sqrt 3 \)\(\,= 0\)
Có \(a = 3\sqrt 2 > 0;c = \sqrt 2 - \sqrt 3 < 0\) (vì \(\sqrt 2 < \sqrt 3 \))
\(⇒ ac < 0\), phương trình có hai nghiệm phân biệt.
d) \(2010{x^2} + 5x - {m^2} = 0\)
- Nếu \(m = 0\) phương trình có dạng \(2010{x^2} + 5x = 0\)
\( \Leftrightarrow 5x\left( {402x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = - \dfrac{1}{{402}}
\end{array} \right.\)
Hay phương trình có \(2\) nghiệm là \(x=0\) và \(x = \dfrac{{ - 1}}{{402}}\).
- Nếu \(m \ne 0 \Rightarrow {m^2} > 0 \Rightarrow - {m^2} < 0\)
\(a = 2010 > 0;c = - {m^2} < 0\) \( \Rightarrow ac < 0.\)
Phương trình có hai nghiệm phân biệt.
Vậy với mọi \(m ∈\mathbb R\) thì phương trình \(2010{x^2} + 5x - {m^2} = 0\) luôn có hai nghiệm phân biệt.
PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 9
Bài 15
Unit 9: English in the world
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước