Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Cho hai đường thẳng
\(y = ax + b\) (d)
\(y = a’x + b’\) (d’)
Chứng minh rằng :
Trên cùng một mặt phẳng tọa độ , hai đường thẳng (d) và (d’) vuông góc với nhau khi và chỉ khi a. a’ = 1.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Đường thẳng \(y = ax + b\) có hệ số góc là \(a.\)
Lời giải chi tiết
Qua gốc tọa độ, kẻ đường thẳng \(y = ax\) // (d) và \(y = ax\) // (d’).
*Chứng minh (d) vuông góc với (d’) thì \(a. a’ = -1\)
Không mất tính tổng quát, giả sử \(a > 0\)
Khi đó góc tạo bởi tia \(Ox\) và đường thẳng \(y = ax\) là góc nhọn.
Suy ra góc tạo bởi tia \(Ox\) và đường thẳng \(y = a’x\) là góc tù ( vì các góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax\) và đường thẳng \(y = a’x\) với tia \(Ox\) hơn kém nhau \(90^0).\)
Suy ra: \(a’ < 0\)
Mà đường thẳng \(y = ax\) đi qua \(A(1;a)\), đường thẳng \(y = a’x\) đi qua \(B(1;a’)\)
nên đoạn \(AB\) vuông góc với \(Ox\) tại điểm H có hoành độ bằng \(1.\)
Vì \(\left( {\rm{d}} \right) \bot \left( {{\rm{d'}}} \right)\) nên hai đường thẳng \(y = ax\) và \(y = a’x\) vuông góc với nhau
Suy ra: \(\widehat {AOB} = {90^0}\)
Tam giác vuông AOB có \(OH \bot AB\). Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có : \(O{H^2} = HA.HB\)
Hay: \(a.\left| {a'} \right| = 1 \Leftrightarrow a.\left( { - a'} \right) = 1 \Leftrightarrow a.a' = - 1\)
Vậy nếu (d) vuông góc với (d’) thì \( a.a’ = -1\)
*Chứng minh \(a.a' = - 1\) thì (d) vuông góc với (d’)
Ta có : \(a.a' = - 1\)\( \Leftrightarrow a.\left| {a'} \right| = 1\) hay \(HA.HB = O{H^2}\)
Suy ra: \(\dfrac{{HA}}{{OH}} = \dfrac{{OH}}{{HB}}\) mà \( \widehat {OHA} = \widehat {OHB} = {90^0}\)
Suy ra: \(\Delta OHA\) đồng dạng \(\Delta BHO \)\(\Rightarrow \widehat {AOH} = \widehat {OBH}\)
Mà \(\widehat {OBH} + \widehat {BOH} = {90^0} \)\(\Rightarrow \widehat {AOH} + \widehat {BOH} = {90^0}\)\(\Rightarrow \widehat {AOH}=90^0\)
Suy ra \(OA \bot OB\) hay hai đường thẳng \(y = ax\) và \(y = a’x\) vuông góc với nhau.
Vậy \(\left( {\rm{d}} \right) \bot \left( {{\rm{d'}}} \right)\).
Bài 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
Chương 2. Kim loại
Tổng hợp từ vựng lớp 9 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 9 thí điểm
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI