Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số
\(y = -2x\) ; (1)
\(y = 0,5x\) ; (2)
b) Qua điểm K(0;2) vẽ đường thẳng (d) song song với trục Ox. Đường thẳng (d) cắt các đường thẳng (1) , (2) lần lượt tại A, B. Tìm tọa độ của các điểm A, B.
c) Hãy chứng tỏ rằng \(\widehat {AOB} = {90^0}\) (hai đường thẳng \(y = -2x\) và \(y = 0,5x\) vuông góc với nhau).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cách vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\)
+ Nếu \(b = 0\) ta có hàm số \(y = ax\). Đồ thị của \(y = ax\) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ \(O(0;0)\) và điểm \(A(1;a)\);
+ Nếu \(b \ne 0\) thì đồ thị \(y = ax + b\) là đường thẳng đi qua các điểm \(A(0;b)\); \(B( - \dfrac{b}{a};0)\).
Sử dụng tam giác đồng dạng để chứng minh hai đường thẳng vuông góc.
Lời giải chi tiết
a) * Vẽ đồ thị hàm số \(y = -2x\)
Cho \(x = 0\) thì \(y = 0.\) Ta có: \(O(0;0)\)
Cho \(x = -1\) thì \(y = 2.\) Ta có : \(A(-1;2)\)
Đồ thị hàm số \(y = -2x\) là đường thẳng đi qua điểm O và A.
* Vẽ đồ thị hàm số \(y = 0,5 x\)
Cho \(x = 0\) thì \(y = 0.\) Ta có : \(O(0;0)\)
Cho \(x = 1\) thì \(y = 0,5\) . Ta có: \(A_2(1;0,5)\)
Đồ thị hàm số \(y = 0,5x\) đi qua O và \(A_2.\)
b) Đường thẳng (d) song song với trục Ox và đi qua điểm \(K(0;2)\) nên nó là đường thẳng \(y = 2\)
Đường thẳng \(y = 2\) cắt đường thẳng (1) tại A nên điểm A có tung độ bằng \(2\).
Thay \(y = 2\) vào phương trình \(y = -2x\) ta được \(2=-2x\Rightarrow x = -1.\)
Vậy điểm \(A(-1;2)\)
Đường thẳng \(y = 2\) cắt đường thẳng (2) tại B nên điểm B có tung độ bằng 2.
Thay \(y = 2\) vào phương trình \(y = 0,5x\) ta được \(2=0,5x \Rightarrow x = 4\)
Vậy điểm \(B(4;2)\).
c) Xét hai tam giác vuông \(OAK\) và \(BOK\) , ta có:
\(\eqalign{
& \widehat {OKA} = \widehat {OKB} = {90^0} \cr
& \dfrac{{AK}}{{OK}} = {1 \over 2};{{OK} \over {KB}} = {2 \over 4} = {1 \over 2} \cr
& \Rightarrow {{AK} \over {OK}} = {{OK} \over {KB}} \cr} \)
Suy ra \(\Delta OAK\) đồng dạng với \(\Delta BOK\)
Suy ra: \(\widehat {KOA} = \widehat {KBO}\)
Mà \(\widehat {KBO} + \widehat {KOB} = {90^0}\) (do tam giác KOB vuông tại K)
Suy ra: \(\widehat {KOB} + \widehat {KOA} = {90^0}\) hay \(\widehat {AOB} = {90^0}\).
Hay hai đường thẳng \(y = -2x\) và \(y = 0,5x\) vuông góc với nhau.
SBT tiếng Anh 9 mới tập 1
Đề thi vào 10 môn Toán Đăk Nông
Văn thuyết minh
Bài 2: Tự chủ
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 9