1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng tổng hai cạnh bên của hình thang lớn hơn hiệu hai đáy của nó.
2. Phương pháp giải
+ Sử dụng kiến thức về tính chất hình bình hành để chứng minh: Hình bình hành có các cạnh đối bằng nhau.
+ Sử dụng kiến thức về dấu hiệu nhận biết hình bình hành để chứng minh: Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
3. Lời giải chi tiết
Giả sử hình thang ABCD có hai đáy là AB, CD. Giả sử \(AB < DC\). Qua B kẻ đường thẳng song song với AD cắt DC tại E.
Tứ giác ABED có: AB//DE, AD//EB nên tứ giác ABED là hình bình hành. Do đó, \(AB = DE,AD = EB\)
Vì \(AB < DC\) nên E nằm giữa D và C.
Do đó, \(EC = DC - DE = DC - AB\) (1)
Tam giác BEC có: \(BE + BC > EC\) (bất đẳng thức trong tam giác)
Mà \(AD = EB\) nên \(AD + BC > EC\) (2)
Từ (1) và (2) ta có: \(AD + BC > DC - AB\)
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Unit 4: Ethnic groups of Viet Nam
Chủ đề 4: Biển đảo quê hương
Unit 4: How Do Sloths Move?
ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 8
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8