Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Một quả bóng hình cầu bên trong một hình lập phương như hình 106.
a) Tính tỉ số giữa diện tích toàn phần của hình lập phương với diện tích mặt cầu
b) Nếu diện tích mặt cầu là \(7\pi (c{m^2})\) thì diện tích toàn phần của hình lập phương là bao nhiêu?
c) Nếu bán kính hình cầu là \(4cm\) thì thể tích phần trống (trong hình hộp ngoài hình cầu) là bao nhiêu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh \(a\) là: \(S = 6{a^2}\).
- Diện tích mặt cầu bán kính \(r\) là: \(S = 4\pi {r^2}\).
- Thể tích hình lập phương cạnh \(a\) là: \(V=a^3\).
- Thể tích hình cầu bán kính \(r\) là: \(\displaystyle V ={4 \over 3}\pi {r^3}\).
Lời giải chi tiết
Gọi cạnh hình lập phương là \(a\) thì bán kính cầu \(\displaystyle r = {a \over 2}\).
a) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: \({S_1} = 6{a^2}\) (đơn vị diện tích)
Diện tích mặt cầu là: \(\displaystyle {S_2} = 4.\pi .{\left( {{a \over 2}} \right)^2} = 4\pi .{{{a^2}} \over 4} = \pi {a^2}\) (đơn vị diện tích)
Tỉ số \(\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{{6{a^2}}}{{\pi {a^2}}} = \dfrac{6}{\pi }\)
b) Theo câu a ta có \(\dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{6}{\pi }\)
Diện tích mặt cầu bằng \(7\pi (c{m^2})\) nên ta có \(\displaystyle \dfrac{{{S_1}}}{{7\pi }}= {6 \over \pi }\)
\( \displaystyle \Rightarrow {S_1} = {6 \over \pi }.7\pi = 42\) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
Vậy diện tích mặt cầu là \(7\pi (c{m^2})\) thì diện tích toàn phần của hình lập phương là \(42\) \(\left( {c{m^2}} \right)\).
c) Bán kính hình cầu \(r = 4cm\) thì cạnh hình lập phương \(a=2r = 8cm\).
Thể tích của hình lập phương là: \({V_1} = {a^3} = {8^3} = 512\left( {c{m^3}} \right)\)
Thể tích hình cầu là: \(\displaystyle {V_2} = {4 \over 3}\pi {r^3} = {4 \over 3}\pi {.4^3} = {{256} \over 3}\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
Thể tích hình lập phương nằm ngoài hình cầu là:
\(V = {V_1} - {V_2} =\displaystyle 512 - {{256} \over 3}\pi\)\(\, \approx 243,917\left( {c{m^3}} \right)\)
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 9