Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Cho đường thẳng \(y = \left( {1 - 4m} \right)x + m - 2\) (d)
LG a
LG a
Với giá trị nào của \(m\) thì đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ?
Phương pháp giải:
Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc đường thẳng \(y=ax+b\) khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng (d): \(y = \left( {1 - 4m} \right)x + m - 2\) đi qua gốc tọa độ \(O(0;0)\) thì ta có:
\(0 = \left( {1 - 4m} \right).0 + m - 2\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow m - 2 = 0 \Leftrightarrow m = 2 \cr} \)
Vậy với \(m = 2\) thì (d) đi qua gốc tọa độ.
LG b
LG b
Với giá trị nào của \(m\) thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn? Góc tù?
Phương pháp giải:
Gọi d là đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) \((a \ne 0)\), \(a\) gọi là hệ số góc của đồ thị hàm số.
Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn khi a>0, góc tù khi a<0.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn khi hệ số góc của đường thẳng là số dương.
Ta có: \(1 - 4m > 0 \Leftrightarrow m < \dfrac{1}{4}\)
Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc tù khi hệ số góc của đường thẳng là số âm.
Ta có: \(1 - 4m < 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{1}{4}\)
Vậy với \(m < \dfrac{1}{4}\) thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn, với \(m > \dfrac{1}{4}\) thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc tù.
LG c
LG c
Tìm giá trị của \(m\) để đường thẳng (d) cắt trục tung tại một điểm có tung độ bằng \(\dfrac{3}{2}\).
Phương pháp giải:
Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc đường thẳng \(y=ax+b\) khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).
Đường thẳng \(y=ax+b\) cắt trục hoành tại \(B\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\) và cắt trục tung tại \(A\left( {0;b} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(\dfrac{3}{2}\) khi:
\(m - 2 = \dfrac{3}{2} \Leftrightarrow m = \dfrac{3}{2} + 2 \Leftrightarrow m = \dfrac{7}{2}\)
Vậy với \(m = \dfrac{7}{2}\) thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(\dfrac{3}{2}\)
LG d
LG d
Tìm giá trị của \(m\) để đường thẳng (d) cắt trục hoành tại một điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\).
Phương pháp giải:
Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc đường thẳng \(y=ax+b\) khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\) nên tung độ giao điểm là \(0\), ta có:
\(\eqalign{
& 0 = \left( {1 - 4m} \right).{1 \over 2} + m - 2 \cr
& \Leftrightarrow {1 \over 2} - 2m + m - 2 = 0 \cr
& \Leftrightarrow m = - {3 \over 2} \cr} \)
Vậy với \(m = - \dfrac{3}{2}\) thì đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\).
Bài 2: Tự chủ
Các bài tập làm văn
Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Đề kiểm tra giữa kì I