Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Dựng tam giác \(ABC,\) biết \(BC = 3 cm,\) \(\widehat A = {45^o}\) và trung tuyến \(AM = 2,5 cm.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng cách vẽ cung chứa góc \(\alpha:\)
+) Vẽ đường trung trực \(d\) của đoạn thẳng \(AB.\)
+) Vẽ tia \(Ax\) tạo với \(AB\) góc \(\alpha.\)
+) Vẽ đường thẳng \(Ay\) vuông góc với \(Ax\). Gọi \(O\) là giao điểm của \(Ay\) với \(d.\)
+) Vẽ cung \(\overparen{AmB},\) tâm \(O,\) bán kính \(OA\) sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ \(AB\) không chứa tia \(Ax.\)
+) \(\overparen{AmB}\) được vẽ như trên là một cung chứa góc \(\alpha.\)
Lời giải chi tiết
Cách dựng:
− Dựng đoạn \(BC = 3cm.\)
− Dựng \(\widehat {CBx} = 45^\circ \)
− Dựng trung điểm \(M\) của \(BC.\)
− Dựng trung trực của \(BC\)
− Dựng tia vuông góc \(Bx\) tại \(B\) cắt đường trung trực của \(BC\) tại \(O.\)
− Dựng cung tròn \(\overparen{BmC}\) bán kính \(OB\) là cung chứa góc \(45^o\) vẽ trên \(BC.\)
− Dựng cung tròn tâm \(M\) bán kính \(2,5 cm\) cắt cung \(\overparen{BmC}\) tại \(A\) và \(A'.\)
− Nối \(AB, AC\) (hoặc \(A’B, A’C\)) ta có \(∆ABC\) (hoặc \(∆A’BC\)) thỏa mãn điều kiện bài toán.
(Chú ý:
Vì \(BC = 3 cm,\) nên \(MB=MC=BC:2=\dfrac{3}{2}\)
Ta có: \(\widehat {OBM} =90^0-45^0= 45^\circ \) nên tam giác OBM vuông cân tại M.
Nên \(MB=OM=\dfrac{3}{2}\)
Theo định lý Pytago ta có \(OB =\sqrt{MB^2+OM^2}= \displaystyle{{3\sqrt 2 } \over 2}\) \((cm).\)
Khoảng cách \(2\) tâm \(MO = \displaystyle{{3\sqrt 2 } \over 2}\) \((cm)\)
\(\displaystyle{{3\sqrt 2 } \over 2} - 2,5 < MO < {{3\sqrt 2 } \over 2} + 2,5\) nên \((O)\) và \((M)\) luôn cắt nhau. Bài toán luôn dựng được)
Chứng minh:
Ta có \(ΔABC\) (hoặc \(ΔA’BC)\) có \(BC = 3cm ,\) góc A \(= 45°\)(hoặc góc \(A' =45°)\) và trung tuyến \(AM =2,5cm\) (hoặc \(A'M=2,5cm)\) thỏa mãn đề bài.
Biện luận:
Bài toán có hai nghiệm hình.
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Trị
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Đề thi vào 10 môn Toán Cần Thơ
SOẠN VĂN 9 TẬP 2