Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Cho đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\,\,\,\,\,\left( {m \ne 2} \right)\) (d)
Tìm các giá trị của \(m\) và \(n\) trong mỗi trường hợp sau :
LG a
LG a
Đường thẳng (d) đi qua hai điểm \(A(-1;2), B(3;-4)\);
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua \(M(x_0;y_0)\) khi \(y_0=ax_0+b\).
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\,\,\,\,\,\left( {m \ne 2} \right)\) đi qua hai điểm \(A(-1;2)\) và \(B(3; -4)\) nên tọa độ của \(A\) và \(B\) nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Điểm \(A\):
\(\eqalign{
& 2 = \left( {m - 2} \right).\left( { - 1} \right) + n \cr
& \Leftrightarrow 2 = - m + 2 + n \cr
& \Leftrightarrow m = n\, (1) \cr} \)
Điểm \(B\):
\(\eqalign{
& - 4 = \left( {m - 2} \right).3 + n \cr
& \Leftrightarrow 3m + n = 2 \, (2)\cr} \)
Thay (1) vào (2) ta có:
\(\eqalign{
& 3m + m = 2 \cr
& \Leftrightarrow 4m = 2 \cr
& \Leftrightarrow m = {1 \over 2} \cr} \)
Suy ra \(m = n = \dfrac{1}{2}\) (thỏa mãn)
Vậy với \(m = n = \dfrac{1}{2}\) thì đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\,\,\,\,\,\left( {m \ne 2} \right)\) đi qua hai điểm \(A(-1;2)\) và \(B(3;-4).\)
LG b
LG b
Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 - \sqrt 2 \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(2 + \sqrt 2 \);
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua \(M(x_0;y_0)\) khi \(y_0=ax_0+b\).
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(y = (m – 2)x + n\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 - \sqrt 2 \) nên ta có: \(n = 1 - \sqrt 2 \).
Đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(2 + \sqrt 2 \) nên ta có tung độ của giao điểm bằng 0.
Ta có:
\(\eqalign{
& 0 = \left( {m - 2} \right)\left( {2 + \sqrt 2 } \right) + 1 - \sqrt 2 \cr
& \Leftrightarrow \left( {2 + \sqrt 2 } \right)m - 4 - 2\sqrt 2 + 1 = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {2 + \sqrt 2 } \right)m = 3 + 3\sqrt 2 \cr
& \Leftrightarrow m = {{3 + 3\sqrt 2 } \over {2 + \sqrt 2 }} = {{3\left( {1 + \sqrt 2 } \right)} \over {\sqrt 2 \left( {1 + \sqrt 2 } \right)}} \cr
& = {3 \over {\sqrt 2 }} = {{3\sqrt 2 } \over 2} \cr} \)
Vậy với \(n = 1 - \sqrt 2 \) và \(\displaystyle m = {{3\sqrt 2 } \over 2}\) thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 - \sqrt 2 \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ \(2 + \sqrt 2 \).
LG c
LG c
Đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x - \dfrac{3 }{2}\);
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(y = ax + b\) và đường thẳng \(y = a'x + b'\)
- Hai đường thẳng cắt nhau khi và chỉ khi \(a \ne a'\)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\) cắt đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x - \dfrac{3 }{2}\) khi và chỉ khi \(m - 2 \ne \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow m \ne \dfrac{1}{2} + 2 \Leftrightarrow m \ne \dfrac{5 }{2}\).
Vậy với \(m \ne \dfrac{5 }{2}\) thì đường thẳng (d) cắt đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x - \dfrac{3}{2}\).
LG d
LG d
Đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(y = - \dfrac{3 }{2}x + \dfrac{1}{2}\);
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(y = ax + b\) và đường thẳng \(y = a'x + b'\)
- Hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a';b \ne b'\)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\) song song với đường thẳng \(y = - \dfrac{3}{2}x + \dfrac{1 }{2}\) khi và chỉ khi \(m - 2 = - \dfrac{3}{2}\) và \(n \ne \dfrac{1}{2}\) .
Ta có: \(m - 2 = - \dfrac{3}{2} \)\(\Leftrightarrow m = - \dfrac{3 }{2} + 2 \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{ 2}\)
Vậy với \(m = \dfrac{1}{2}\) và \(n \ne \dfrac{1}{2}\) thì đường thẳng (d) song song với đường thẳng \(y = - \dfrac{3 }{2}x + \dfrac{1 }{ 2}.\)
LG e
LG e
Đường thẳng (d) trùng với đường thẳng \(y = 2x - 3\).
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(y = ax + b\) và đường thẳng \(y = a'x + b'\)
- Hai đường thẳng trùng nhau khi và chỉ khi \(a = a';b = b'\)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(y = \left( {m - 2} \right)x + n\) trùng với đường thẳng \(y = 2x – 3\) khi và chỉ khi \(m - 2 = 2\) và \(n = -3\).
Ta có: \(m - 2 = 2 \Leftrightarrow m = 4\)
Vậy với \(m = 4\) và \(n = -3\) thì đường thẳng (d) trùng với đường thẳng \(y = 2x – 3.\)
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Long
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Đề thi vào 10 môn Toán Đăk Nông