Câu 36
36. Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh.
C. cạnh tranh. D. kí sinh.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết quan hệ khác loài
Lời giải chi tiết:
Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ cộng sinh.
Chọn A
Câu 37
37. Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật
A. không loài nào có lợi.
B. không loài nào bị hại.
C. một loài được lợi và loài kia bị hại.
D. cả hai loài đều có lợi.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết quan hệ khác loài
Lời giải chi tiết:
Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật một loài được lợi và loài kia bị hại.
Chọn C
Câu 38
38. Quan hệ đối địch giữa các loài gồm
A. cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh.
B. nửa kí sinh và kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. cạnh tranh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết quan hệ khác loài
Lời giải chi tiết:
Quan hệ đối địch giữa các loài gồm: cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Chọn D
Câu 39
39. Hiện tượng liền rễ của các cây cùng loài sống gần nhau (rễ của các cây nối liền nhau) là hiện tượng
A. hỗ trợ cùng loài
B. cạnh tranh cùng loài.
C. hỗ trợ khác loài
D. cạnh tranh khác loài.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết quan hệ cùng loài
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng liền rễ của các cây cùng loài sống gần nhau (rễ của các cây nối liền nhau) là hiện tượng hỗ trợ cùng loài.
Chọn A
Câu 40
40. Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì ?
A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
D. Hạn chế sự thoát hơi nước
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh vật
Lời giải chi tiết:
Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước
Chọn D
Đề thi vào 10 môn Toán Đắk Lắk
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 9
QUYỂN 3. TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
Bài 15. Thương mại và du lịch
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2