Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Bài 3. Bảng lượng giác
Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Bài 5. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời
Ôn tập chương I. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r) cắt nhau tại A và B (R > r). Gọi I là trung điểm của OO’. Kẻ đường thẳng vuông góc với IA tại A, đường thẳng này cắt các đường tròn (O) và (O’) theo thứ tự ở C và D (khác A).
a) Chứng minh rằng AC = AD
b) Gọi K là điểm đối xứng với điểm A qua I. Chứng minh rằng KB vuông góc với AB.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Áp dụng định lí về đường kính vuông góc với dây và định lí về đường trung bình của hình thang, chứng minh \(AM = AN.\)
b) Áp dụng tính chất hai đường tròn cắt nhau và tính chất đường trung bình trong tam giác để chứng minh.
Lời giải chi tiết
a) Kẻ \(OM \bot CD,O'N \bot CD,\) ta có \(IA//OM//O'N\) (vì cùng vuông góc với \(CD\)).
Hình thang \(OMNO'\) có \(OI = O'I\) và \(IA//OM//O'N\) nên \(AM = AN\) (đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh bên của hình thang và song song với hai cạnh đáy thì đi qua trung điểm của cạnh bên còn lại).
Theo định lí về đường kính vuông góc với dây, ta có :
\(OM \bot AC\) nên \(AM = MC = \dfrac{1}{2}AC,\)
\(O'N \bot AD\) nên \(AN = ND = \dfrac{1}{2}AD,\)
Do \(AM = AN\) nên \(AC = AD.\)
b) Gọi \(H\) là giao điểm của \(AB\) và \(OO'.\) Theo tính chất của hai đường tròn cắt nhau, ta có \(AH = HB\) và \(OO' \bot AB.\)
Tam giác \(AKB\) có \(AI = IK\) (vì \(K\) đối xứng với điểm \(A\) qua điểm \(I\)),
\(AH = HB\) (chứng minh trên)
Nên \(IH\) là đường trung bình, suy ra \(IH//KB,\) tức là \(OO'//KB.\)
Ta có \(KB//OO'\) và \(OO' \bot AB\) nên \(KB \bot AB.\)
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đề thi vào 10 môn Toán Trà Vinh
Bài 4: Bảo vệ hoà bình
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp