Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Đố: đường đi của con kiến. Thành bên trong của một cái lọ thủy tinh dạng hình trụ có một giọt mật cách miệng lọ \(3cm\). Bên ngoài thành lọ có một con kiến đậu ở điểm đối diện với giọt mật qua tâm đường tròn (song song với đường tròn đáy – xem hình 88). Hãy chỉ ra đường đi ngắn nhất của con kiến để đến đúng giọt mật, biết rằng chiều cao của cái lọ là \(20cm\) và đường kính đường tròn đáy là \(10cm\) (lấy \(\pi \approx 3,14\)).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Công thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi r = \pi \,d\)
(\(r\) là bán kính đường tròn, \(d\) là đường kính).
Lời giải chi tiết
Khai triển hình trụ theo một đường sinh và trải phẳng ra, ta được một hình chữ nhật chiều rộng \(20cm\), chiều dài bằng chu vi đáy của cái lọ bằng \(10.3,14=31,4\; (cm).\)
Ta cần chú ý đến vị trí con kiến và giọt mật. Ta cho con kiến ở điểm \(A\) cách đáy \(17cm\), thì giọt mật ở điểm \(B\) cũng cách đáy \(17cm\) và cách con kiến ở điểm \(A\) là nửa chu vi đáy của cái lọ bằng \(15,7 cm.\)
Dựng điểm \(C\) đối xứng với \(B\) qua đường \(xy\), nối \(AC\) cắt \(xy\) tại \(D\). Điểm \(D\) là điểm con kiến bò qua.
Vậy đoạn đường \(BDA\) là ngắn nhất.
Khi đó quãng đường con kiến cần đi là: \(BD+DA=2DA=AC\)
Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\), theo định lý Pi - ta - go ta có:
\(AC^2=AB^2+BC^2\) \(=15,7^2+6^2\) \( \Rightarrow AC = \sqrt {15,{7^2} + {6^2}} \approx 16,8\left( {cm} \right)\)
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang
Câu hỏi tự luyện Toán 9
Đề thi vào 10 môn Toán Huế
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh