Đề bài
Trình bày nét chính về sự phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại
Bài 6. Nước Mĩ
Lời giải chi tiết
* Về kinh tế:
- Giai đoạn 1945 - 1973:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.
+ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Giai đoạn 1973 - 1991:
+ 1973 - 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% năm)
+ Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút.
+ Mỹ ký Hiệp định Pari 1973, rút quân khỏi Việt Nam. Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh.
+ Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên.
- Giai đoạn 1991 - 2000:
+ Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
+ Tổng thống Clinton (1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB,...
* Về khoa học - kĩ thuật:
- Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
+ Thập niên 90 phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Unit 5. Cultural Identity
Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước