Bài 14. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc - Chân trời sáng tạo
Bài 15. Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
Bài 18. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Bài 19. Bước ngoặt lịch sử đầu thể kỉ X
Bài 20. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 21. Vương quốc cổ Phù Nam
Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn giản. Ví dụ, chúng ta biết đó là những con chim đang bay thành vòng tròn trên mặt trống nhưng không rõ đó có phải là chim Lạc như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hay không? Nhiều hình khắc có thể được nhận biết và mô tả nhưng không dễ giải mã ý nghĩa của chúng. Dù vậy, trải nghiệm quá khứ bằng cách quan sát và phân tích những hình chạm khắc của người xưa vẫn là một phương pháp thực sự thú vị và hiệu quả khi các em học lịch sử.
Nhìn vào một số hình chạm khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (xem trang 48), hãy chọn một hình mà em thích, sau đó mô tả nó theo những gợi ý sau:
1
Tìm hiểu xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ (tham khảo thêm mục Em có biết trang 78 SGK).
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trang 78 SGK
Lời giải chi tiết:
Xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ: được phát hiện năm 1983 ở Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
2
Hình ảnh đó diễn tả cảnh gì hay vật gì?
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em và tham khảo thêm tài liệu bên ngoài
Lời giải chi tiết:
Trong hình là người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.
3
Những thông tin gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 78-79 SGk và quan sát hình ảnh trên
Lời giải chi tiết:
Những thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó như:
- Tín ngưỡng của người dân, sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt.
- Ngày lễ, ngày tết có bánh chưng, bánh giày.
- Thức ăn là cơm nếp, cơm tẻ,…
- Cách ăn mặc nam đóng khổ, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Nhà ở bằng nhà sàn, nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.
- Phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền.
Unit 3: All about food
Chủ đề 7. Cuộc sống quanh ta
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - KNTT CHI TIẾT
Bài 10: Văn bản thông tin
Chủ đề III - TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6