Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Đề bài
Em hãy nêu nhận xét về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam. Chính sách đó đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại
Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Lời giải chi tiết
* Nhận xét:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp diễn ra với quy mô lớn hơn rất nhiều so với lần thứ nhất.
- Dưới tác động của cuộc khai thác: làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam dần dần thay đổi, tính chất thuộc địa, nửa phong kiến và sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào kinh tế của đế quốc Pháp càng rõ hơn. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
* Tác động đến nền kinh tế Việt Nam:
- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
Bài 20
CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Nông
Đề thi vào 10 môn Toán Cần Thơ
Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu