Đề bài
Học thuyết tiến hoá cổ điển đã giải quyết được những vấn đề gì, chưa giải quyết được những vấn đề gì trong quá trình giải thích nguyên nhân và cơ chế của quá trình tiến hoá? Sự ra đời của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã giải quyết những vấn đề tồn tại đó như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lí thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Lời giải chi tiết
- Học thuyết tiến hoá cổ điển đã:
+ Thừa nhận sự tiến hoá của sinh vật là quá trình biến đổi có tính kế thừa lịch sử.
+ Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh tác động lên quá trình biến đổi của sinh vật.
- Những vấn đề còn tồn tại là:
+ Biến dị nào di truyền được, biến dị nào không di truyền được?
+ Trong quá trình tiến hoá của sinh giới, giữa các nhân tố ngoại cảnh và di truyền, nhân tố nào có vai trò quan trọng hơn?
+ Chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới?
- Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại: đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên theo quan niệm Đacuyn nhờ các kiến thức của di truyền học hiện đại, nhất là di truyền học quần thể. Tiến hoá nhỏ giải thích quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể do tác động của các nhân tố tiến hoá dẫn đến sự hình thành các quần thể thích nghi, sự cách li sinh sản và hình thành loài mới. Hình thành loài mới là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. Thực chất của quá trình tiến hoá là sự biến đổi từ loài này sang loài khác. Tiến hoá lớn nghiên cứu quá trình hình thành các đơn vị trên loài, nghiên cứu mối quan hệ tiến hoá giữa các loài nhằm làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên Trái Đất. Tiến hoá lớn giải thích tính thống nhất và đa dạng của sinh giới bằng con đường phân nhánh, các loài gần nhau có nguồn gốc chung và được xếp vào cùng một đơn vị phân loại. Toàn bộ sinh giới có hình ảnh một cây tiến hoá có nhiều cành.
Tóm lại, học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã giải thích thành công cơ chế biến dị và di truyền ở mức độ phân tử, đi sâu phân tích nguyên nhân và cơ chế của quá trình tiến hoá ở các mức độ dưới cá thể (phân tử, tế bào) và mức độ trên cá thể (quần thể, loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển).
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Unit 10. Lifelong Learning
Địa lí kinh tế
CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME