Đề bài
Để xác định độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thưc nghiệm, người ta dựa vào những kết quả như sau :
- Nhiệt độ của dung dịch muối bão hoà đo được là 19°C.
- Chén nung rỗng có khối lượng là 47,1 g.
- Chén nung đựng dung dịch muối bão hoà có khối lượng là 69,6 g.
- Chén nung và muối kết tinh thu được sau khi làm bay hết hơi nước, có khối lượng là 49,6 g.
Hãy cho biết:
a) Khối lượng muối kết tinh thu được là bao nhiêu.
b) Độ tan của muối ở nhiệt độ 19°C.
c) Nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hoà ở nhiệt độ 19°C.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Khối lượng muối kết tinh= khối lượng chén nung đựng dung dịch muối bão hoà - khối lượng chén nung và muối kết tinh thu được sau khi làm bay hết hơi nước.
b) Tính khối lượng nước có trong dung dịch muối bão hòa => Tính độ tan S.
c) Tính khối lượng dung dịch muối => C%.
Lời giải chi tiết
a) Khối lượng muối kết tinh : 49,6 - 47,1 = 2,5 (g)
b) Độ tan của muối ở nhiệt độ 19°C :
- Khối lượng nước có trong dung dịch muối bão hoà là :
\({m_{{H_2}O}} = 69,6 - 49,6 = 20(g)\)
Như vậy, ở 19°C thì 2,5 g muối tan trong 20 g nước sẽ tạo ra dung dịch bão hoà.
- Độ tan của muối ở 19°C là :
\(S = \dfrac{{2,5 \times 100}}{{20}} = 12,5(g)\)
c) Nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hoà ở 19°C.
- Khối lượng của dung dịch muối :
m dung dịch = 69,6 - 47,1 = 22,5 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch muối là :
\(\% C = \dfrac{{100\% \times 2,5}}{{22,5}} \approx 11,1\% \)
Chủ đề 3. Trái tim người thầy
Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Đề thi giữa kì 1
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917-1945)
Bài 9. Khu vực Tây Nam Á