Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Bánh xe của một ròng rọc có chu vi \(540 mm\). Dây cu roa bao bánh xe theo cung AB có độ dài \(200 mm\). Tính góc \(AOB\) (h.56)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn có bán kính \(R\) là \(C = 2\pi R \Rightarrow R = \dfrac{C}{{2\pi }}\)
+) Sử dụng công thức tính độ dài cung \(l = \dfrac{{\pi Rn}}{{180}}\) với \(n^\circ \) là số đo cung và \(R\) là bán kính đường tròn.
Từ đó suy ra số đo cung \(AB\) và góc \(AOB.\)
Lời giải chi tiết
Theo công thức tính độ dài cung tròn ta có:
\(l = \dfrac{{\pi Rn}}{{180}} \Rightarrow n = \dfrac{{180.l}}{{\pi R}}\,\,(1)\)
Theo công thức tính độ dài đường tròn ta có :
\(C = 2\pi R,\) mà \(C = 540mm\)
Do đó , ta có \(\pi R = 270\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right).\)
Thay (2) vào (1) , ta được : \(n = \dfrac{{200.180}}{{\pi .R}} = \dfrac{{400}}{3} \approx 133\)
Góc \(AOB\) là góc ở tâm chắn cung \(AB\). Vậy \(\widehat {AOB} = n^\circ \approx 133^\circ .\)
Unit 2: City life
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN