Đề bài
Có thể vẽ sơ đồ đơn giản gồm vòng tròn con là hạt nhãn, mỗi vòng cung nhỏ là một lớp với số electron của lớp ghi ở chân. Thí dụ sơ đồ đơn giản của nguyên tử silic trong bài tập 4.3 như sau :
Biết rằng, trong nguyên tử các electron có ở lớp 1 (tính từ hạt nhân) tối đa là 2e, ở lớp 2 tối đa là 8e, ở lớp 3 tạm thời cũng là 8e, nếu còn electron sẽ ở lớp 4.
a) Vẽ sơ đồ đơn giản của năm nguyên tử mà trong hạt nhân có số proton bằng 7, 9, 15, 17 và 19.
b) Mấy nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 5, mấy nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 7 ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Cách vẽ giản đồ
B1: Vẽ 1 vòng tròn đậm trong cùng có ghi điện tích của hạt nhân nguyên tử
B2: Lần lượt vẽ các vòng tròn tiếp theo (mỗi vòng tròn tượng trưng 1 lớp e)
B3: Điền số e tương ứng trên các vòng tròn (chú ý lớp 1 (tính từ hạt nhân) tối đa là 2e, ở lớp 2 tối đa là 8e, ở lớp 3 tạm thời cũng là 8e, nếu còn electron sẽ ở lớp 4.)
b) Số e trên vòng tròn ngoài cùng (tính từ hạt nhân) chính là số e lớp ngoài cùng của nguyên tử
Lời giải chi tiết
a)Nguyên tử có hạt nhân có số proton lần lượt à 7e+; 9e+; 15e+; 17e+; 19e+.
b) Hai nguyên tử có số e lớp ngoài cùng bằng 5, hai nguyên tử có số e lớp ngoài cùng bằng 7.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8
CHƯƠNG II. ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Unit 5. Life in the countryside
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Đề kiểm tra giữa học kì 2