Đề bài
Hãy trình bày mục tiêu, biện pháp và kết quả của chiến lược toàn cầu mà Mĩ thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Liên hệ cho biết Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
II.
Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991
Lời giải chi tiết
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, dựa trên ưu thế về kinh tế và quân sự Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau:
* Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân.
+ Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
* Biện pháp:
– Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể:
+ Năm 1947: Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn”,...
+ Năm 1953: Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay),... quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957.
+ Năm 1961: Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”.
+ Năm 1969: Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế” phá sản ở Việt Nam.
+ Năm 1981: Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ trang.
+ Năm 1993: Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với Ixraen và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản, Hàn Quốc,...
+ Từ năm 2001 đến 2008: Buss (con) thi hành chính sách cứng rắn,...
* Kết quả:
- Thất bại. Với các sự kiện:
+ Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949.
+ Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959.
+ Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975.
+ Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo Iran 1979.
+ Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001.
– Thành công:
+ Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
+ Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 – 1991).
* Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến lược toàn cầu của Mĩ
- Chiến lược toàn cầu của Mỹ là nhân tố quan trọng giúp Pháp duy trì cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương: trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Mỹ từng bước xây dựng học thuyết toàn cầu của mình từ ngăn chặn sang trả đũa ào ạt, can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương trong đó có Việt Nam.
- Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Mỹ dần thay thế Pháp ở chiến trường Đông Dương và sa lầy nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
+ Sự tổn thất về sinh mạng vì những mục tiêu đối lập nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong chiến tranh
+ Hậu quả đau đớn kéo dài nhiều thế hệ của chiến tranh hóa học, nhất là chất độc màu da cam - đioxin,...
Unit 2: Cultural Diversity - Tính đa dạng văn hóa
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 12
CHƯƠNG 1. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 – Hóa học 12