Đề bài
Gieo ngẫu nhiên 3 con xúc xắc cân đối và đồng chất
a) Hãy tìm một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể liên quan đến phép thử
b) Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử
c) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc là số lẻ”
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử ngẫu nhiên
+ Mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố. Một kết quả thuộc A được gọi là kết quả làm cho A xảy ra hoặc kết quả thuận lợi cho A
+ Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra
+ Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra
Lời giải chi tiết
a) Biến cố “Tổng số chấm lớn hơn 2” là biến cố chắc chắn.
Biến cố "Tích số chấm bằng 0" hoặc “Tích số chấm bằng 7” là biến cố không thể.
b) Không gian mẫu \(\Omega = \left\{ {\left( {i;j;k} \right)|1 \le i,j,k \le 6} \right\}\)
c) Tích số chấm là lẻ khi số chấm trên mỗi con xúc xắc đều là số lẻ.
Mỗi số chấm xuất hiện có 3 cách chọn: 1, 3, 5
Do đó số kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc là số lẻ” là 3.3.3 = 27
Test Yourself 1
Chủ đề 1: Phát huy truyền thống nhà trường
Tây Tiến
C
Chủ đề 5: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình
Chuyên đề học tập Toán - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Toán Lớp 10
SBT Toán - Cánh Diều Lớp 10
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Toán - Cánh diều Lớp 10
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 10