Câu 6
6. Nhân tố sinh thái là
A. các yếu tố vô sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.
B. các yếu tố hữu sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.
C. các chất dinh dưỡng có trong đất, trong nước mà sinh vật sử dụng.
D. các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết nhân tố sinh thái
Lời giải chi tiết:
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Chọn D
Câu 7
7. Nước vừa là nhân tố sinh thắi vừa là môi trường sống của sinh vật vì
A. không có nước thì không có một sinh vật nào có thể sống được.
B. nước là yếu tố tác động tới sinh vật.
C. nước là môi trường sống của nhiều sinh vật.
D. nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết nhân tố sinh thái
Lời giải chi tiết:
Nước vừa là nhân tố sinh thắi vừa là môi trường sống của sinh vật vì: nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.
Chọn D
Câu 8
8. Nhìn chung, trong một ngày từ sáng đến tối, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
A. Tăng liên tục từ sáng đến tối.
B. Giảm liên tục từ sáng đến tối.
C. Không tăng và cũng không giảm.
D. Tăng dần từ sáng đến trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vât
Lời giải chi tiết:
Nhìn chung, trong một ngày từ sáng đến tối, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi tăng dần từ sáng đến trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối
Chọn D
Câu 9
9. Độ dài ngày giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào ?
A. Độ dài ngày mùa hè ngắn hơn mùa đông.
B. Độ dài ngày mùa đông và mùa hè như nhau.
C. Độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông.
D. Cả 3 phương án đều sai.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vât
Lời giải chi tiết:
Độ dài ngày giữa mùa hè và mùa đông khác nhau độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông.
Chọn C
Câu 10
10. Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là
A. 2°C. B. 5°C.
C. 30°C. D. 42°C.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vât
Lời giải chi tiết:
Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là 5°C
Chọn B
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 9