Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O)\) và một điểm \(A\) cố định trên đường tròn. Tìm quỹ tích các trung điểm \(M\) của dây \(AB\) khi điểm \(B\) di động trên đường tròn đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Phần thuận: Lập luận để có \(\widehat {AMO} = 90^\circ \) suy ra quỹ tích điểm \(M\) là đường tròn đường kính \(AO.\)
+ Chứng minh phần đảo và kết luận.
Lời giải chi tiết
Phần thuận:
Kẻ đường kính \(AC;\) kẻ dây \(AB\); nối \(MO.\) Các điểm \(A\) và \(O\) cố định. Khi đó, ta có : \(MA = MB\) và \(MO \bot AB\) vì đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc dây đó.
\( \Rightarrow \widehat {AMO} = 90^\circ .\)
Khi \(B\) thay đổi trên cung \(AC\) thì \(M\) luôn nhìn cạnh \(AO\) cố định dưới một góc bằng \(90^\circ \) nên điểm \(M\) thuộc đường tròn đường kính \(AO.\)
Phần đảo:
Lấy điểm \(M'\) bất kì khác \(O\) và \(A\) thuộc đường tròn đường kính \(AO\). Tia \(AM'\) cắt đường tròn đường kính \(AC\) tại \(B'\). Kẻ \(OM'\). Ta phải chứng minh \(M'A = M'B'\).
Thật vậy \(\widehat {AM'O} = 90^\circ \) (vì góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\( \Rightarrow OM' \bot AB'\) nên \(M'\) là trung điểm đoạn \(AB'\) ( vì đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm dây đó)
Suy ra \(AM' = M'B'\).
Kết luận:
Quỹ tích các điểm \(M\) khi \(B\) di động trên đường tròn \(\left( O \right)\) là đường tròn đường kính \(AO.\)
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Unit 7: Recipes and eating habits
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 9