Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn. Xác định vị trí của điểm \(M\) trong tam giác sao cho \(MA + MB + MC\) nhỏ nhất.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng kiến thức:
+) Trong tam giác đều, mỗi góc đều bằng \(60^\circ.\)
+) Chứng minh ba điểm thẳng hàng: Nếu \( \widehat{ABD}+\widehat{DBC}=180^\circ\) thì \(A,B,C\) thẳng hàng.
Lời giải chi tiết
Trong \(∆ABC\) ta lấy điểm \(M.\) Nối \(MA, MB, MC.\)
Ta cần làm xuất hiện tổng \(MA + MB + MC\) sau đó tìm điều kiện để tổng đó nhỏ nhất.
Lấy \(MC\) làm cạnh dựng trên nửa mặt phẳng bờ \(BC\) chứa điểm \(A\) tam giác đều \(MCN.\) Suy ra: \(CM = MN.\)
Lấy \(AC\) làm cạnh dựng trên nửa mặt phẳng bờ \(AC\) không chứa điểm \(B\) tam giác đều \(APC.\)
Ta có:
\(\widehat {MCA} + \widehat {ACN} = \widehat {MCN}=60^\circ \)
\(\widehat {ACN} + \widehat {NCP} =\widehat {ACP}= 60^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat {MCA} = \widehat {NCP}\)
Xét \(∆AMC\) và \(∆PNC:\)
+) \(CM = CN\) (vì \(∆MCN\) đều)
+) \(\widehat {MCA} = \widehat {NCP}\) (chứng minh trên)
+) \( CA = CP\) (vì \(∆APC\) đều)
Suy ra: \(∆AMC = ∆PNC\;\; (c.g.c)\)
\( \Rightarrow PN = AM\)
\( MA + MB + MC = NP + MB + MN\)
Ta có \(∆ABC\) cho trước nên điểm \(P\) cố định nên \(BM + MN + NP\) ngắn nhất khi \(4\) điểm \(B, M, N, P\) thẳng hàng.
Vì \(\widehat {CMN} = 60^\circ \) nên \(3\) điểm \(B, M, N\) thẳng hàng khi và chỉ khi \(\widehat {BMC} = 120^\circ \)
Vì \(\widehat {CNM} = 60^\circ \) nên \(3\) điểm \(M, N, P\) thẳng hàng khi và chỉ khi \(\widehat {CNP} = 120^\circ \)
Mà \(∆AMC = ∆PNC\) (chứng minh trên) \( \Rightarrow \widehat {AMC} = \widehat {PNC} = 120^\circ \)
Vậy \(MA + MB + MC\) bé nhất khi và chỉ khi \(\widehat {BMC} = 120^\circ \) và \(\widehat {AMC} = 120^\circ \)
Vậy \(M\) là giao điểm của \(2\) cung chứa góc \(120^\circ \) dựng trên \(BC\) và \(AC.\)
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Phúc
Các thể loại văn tham khảo lớp 9