Đề bài
Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn giá trị tuyệt đối của các số sau: – 1,99; 1,9; \( - \sqrt 3 \);\(1\dfrac{1}{9}\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta biểu diễn các số về dạng số thập phân rồi tìm giá trị tuyệt đối và sắp xếp.
+ Nếu \(a \ge 0\) thì \(|a| = a\)
+ Nếu \(a <0\) thì \(|a| = -a\)
Chú ý: \(|a| \ge 0\) với mọi số thực \(a\)
Lời giải chi tiết
+) Ta có:
Vì – 1,99 < 0 nên |– 1,99| = – ( – 1,99) = 1,99;
Vì 1,9 > 0 nên |1,9| = 1,9;
Vì \( - \sqrt 3 < 0\) nên \(\left( { - \sqrt 3 } \right)\)=\( - \left( { - \sqrt 3 } \right)\)=\(\sqrt 3 \)
Vì \(1\dfrac{1}{9}\)> 0 nên \(|1\dfrac{1}{9}|\)=\(1\dfrac{1}{9}\)
+) So sánh giá trị tuyệt đối:
Vì 0 < 9 nên 1,90 < 1,99 hay 1,9 < 1,99 (1)
Ta lại có: \(\sqrt 3 =1,732050808...\) ; \(1\dfrac{1}{9}=1+\dfrac{1}{9}=1+0,(1)=1,(1)\)
Vì 1 < 7 < 9 nên 1,(1) < 1,732050805... < 1,9 (2)
Từ (1) và (2) suy ra 1,(1) < 1,732050805... < 1,9 < 1,99 hay \(1\dfrac{1}{9}\); \(\sqrt 3 \); 1,9; 1,99.
Vậy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn giá trị tuyệt đối của các số sau: – 1,99; 1,9; −\(\sqrt 3 \); \(1\dfrac{1}{9}\) là: \(1\dfrac{1}{9}\);\(\sqrt 3 \); 1,9; 1,99.
Chủ đề 3: Thầy cô - người bạn đồng hành
Bài 5. Màu sắc trăm miền
Chương 9: Một số yếu tố xác suất
Vở thực hành Ngữ văn 7 - Tập 1
Đề thi giữa kì 1
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7