Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A và B. Kẻ các đường kính AOC, AO’D. Gọi E là giao điểm thứ hai của AO với đường tròn (O’)
a) So sánh các cung nhỏ BC, BD
b) Chứng minh rằng B là điểm chính giữa của cung EBD (tức là điểm B chia cung EBD thành hai cung bằng nhau: \(\overparen{BE}=\overparen{BD}\))
Phương pháp giải - Xem chi tiết
* Chứng minh hai tam giác bằng nhau hoặc tam giác cân để suy ra hai dây bằng nhau.
Từ đó sử dụng định lý: Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
+) Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau.
+) Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau.
Lời giải chi tiết
a) Nối \(AB\) (xem hình 9)
\(\Delta ABC\) và \(\Delta ABD\) là hai tam giác vuông bằng nhau vì hai tam giác có chung cạnh \(AB\) và \(AC = AD\) (đường kính)
Suy ra \(BC = BD\) hay \(\overparen{BD}=\overparen{BC}\) vì \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) là hai đường tròn bằng nhau.
b) Xét \(\Delta ECD,\) vì \(E\) nằm trên đường tròn và đường kính \(AO'D\) nên \(\widehat {AED} = 90^\circ .\)
Suy ra \(\widehat {CED} = 90^\circ .\) Vậy \(\Delta ECD\) vuông tại \(E.\)
Theo kết quả câu a) ta có \(BC = BD.\)
Do đó, \(BE\) là đường trung tuyến của \(\Delta ECD \Rightarrow BE = BD.\) Vậy ta có \(\overparen{BD}=\overparen{BE}\) hay \(B\) là điểm chính giữa của cung \(EBD.\)
Unit 3: Teen stress and pressure
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Bài 1
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Sinh 9
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 9