Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho hai đường tròn \((O)\) và \((O')\) cắt nhau tại \(A\) và \(B.\) Một đường thẳng vuông góc với \(AB\) tại \(B\) cắt các đường tròn \((O)\) và \((O')\) theo thứ tự tại \(C\) và \(D\) ( khác \(B\)). Chứng minh rằng \(OO’ =\displaystyle {1 \over 2}CD\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức:
+) Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền.
+) Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
Lời giải chi tiết
Vì \(\widehat {ABC} = 90^\circ \) nên tam giác ABC vuông tại B có O là tâm đường tròn ngoại tiếp, do đó \(A, O, C\) thẳng hàng.
Vì \(\widehat {ABD} = 90^\circ \) nên tam giác ABD vuông tại B có O' là tâm đường tròn ngoại tiếp, do đó \(A, O', D\) thẳng hàng.
Trong \(∆ACD\), có:
\(O\) là trung điểm của \(AC\)
\(O'\) là trung điểm của \(AD\)
\(\Rightarrow OO'\) là đường trung bình của \(∆ACD\) nên \(OO’ =\displaystyle {1 \over 2}CD\).
Chú ý: 2 trường hợp hình vẽ đều được chứng minh như trên.
Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 1
Unit 11: Changing roles in society
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 9 - Sinh 9
Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp