Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn. Dựng điểm \(M\) nằm trong tam giác \(ABC\) sao cho \(\widehat {AMB} = \widehat {BMC} = \widehat {CMA}\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
* Phân tích:
+) Giả sử đã có một hình thỏa mãn điều kiện bài toán
+) Chọn ra các yếu tố dựng được ngay (đoạn thẳng, tam giác,...)
+) Đưa việc dựng các điểm còn lại về các phép dựng hình cơ bản và các bài toán dựng hình cơ bản (Mỗi điểm thường được xác định là giao của hai đường.)
* Cách dựng: Nêu thứ tự từng bước dựng hình, đồng thời thể hiện các nét dựng trên hình vẽ.
Lời giải chi tiết
Phân tích:
Giả sử \(M\) là điểm nằm trong \(∆ABC\) sao cho \(\widehat {AMB} = \widehat {BMC} = \widehat {CMA}\)
Vì \(\widehat {AMB} + \widehat {BMC} + \widehat {CMA} = {360^\circ}\)
Nên \(\widehat {AMB} = \widehat {BMC} \)\(= \widehat {CMA} = {360^\circ}:3=120^0\)
Khi đó, điểm \(M\) nhìn các cạnh \(AB, BC, AC\) của \(∆ABC\) dưới \(1\) góc bằng \(120^\circ\)
Cách dựng:
- Dựng cung chứa góc \(120^\circ\) vẽ trên đoạn \(BC.\)
- Dựng cung chứa góc \(120^\circ\) vẽ trên đoạn \(AC.\)
- Giao điểm thứ hai ngoài \(C\) của hai cung này là điểm \(M\) phải dựng.
Unit 3: A Trip To The Countryside - Một chuyến về quê
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9
Bài 28. Vùng Tây Nguyên
Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định