Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho tam giác \(AHB\) có \(\widehat H = 90^\circ ,\widehat A = 30^\circ \) và \(BH = 4cm.\) Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AH\) tại \(O.\) Vẽ đường tròn \((O; OH)\) và đường tròn \((O; OA).\)
\(a)\) Chứng minh đường tròn \((O; OH)\) tiếp xúc với cạnh \(AB.\)
\(b)\) Tính diện tích hình vành khăn nằm giữa hai đường tròn trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng kiến thức:
+) Tính chất tia phân giác của một góc: Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.
+) Trong tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông kia nhân với \(\tan\) góc đối.
+) Trong tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với \(\cos\) góc kề.
+) Diện tích \(S\) của một hình tròn bán kính \(R\) được tính theo công thức: \(S=\pi.R^2\).
Lời giải chi tiết
\(a)\) Kẻ \(OK \bot AB\) tại \(K\)
Vì \(BO\) là đường phân giác của \(\widehat B\) (gt)
\( \Rightarrow OK = OH\) (tính chất đường phân giác)
Suy ra: \(OK\) cũng là bán kính của đường tròn \((O;OH)\)
Vậy đường tròn \((O; OH)\) tiếp xúc với \(AB\) tại \(K.\)
\(b)\) \(\Delta AHB\) có \(\widehat H = {90^0}\); \(\widehat A = {30^0}\)
Suy ra: \(\widehat B = {60^0} \Rightarrow \widehat {ABO} =\displaystyle {1 \over 2}\widehat B = {30^0}\)
Suy ra: \(∆OAB\) cân tại \(O\) nên \(OB = OA\)
Vậy \(B \in (O; OA)\)
\(∆BHO\) có \(\widehat H = {90^0}\); \(\widehat {OBH} = {30^0}\)
\(OH = BH.\tan {30^0} \)\(=\displaystyle 4.{{\sqrt 3 } \over 3} = {{4\sqrt 3 } \over 3}\;\;(cm)\)
\(OB = \displaystyle {{BH} \over {\cos \widehat {OBH}}} \)\(= \displaystyle {4 \over {\cos {{30}^0}}} = {4 \over \displaystyle {{{\sqrt 3 } \over 2}}} = {{8\sqrt 3 } \over 3}\) \((cm)\)
Diện tích đường tròn nhỏ: \(S_1=\displaystyle \pi {\left( {{{4\sqrt 3 } \over 3}} \right)^2} = {{16\pi } \over 3}\) \((cm^2)\)
Diện tích đường tròn lớn: \({S_2} = \displaystyle \pi {\left( {{{8\sqrt 3 } \over 3}} \right)^2} = {{64\pi } \over 3}\) \((cm^2)\)
Diện tích hình vành khăn:
\(S={S_2} - {S_1} = \displaystyle {{64\pi } \over 3} - {{16\pi } \over 3} \)\(=\displaystyle {{48\pi } \over 3} = 16\pi \) \((cm^2)\)
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
CHƯƠNG III. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 - Địa lí 9
Unit 11: Changing roles in society
Đề thi vào 10 môn Văn Phú Yên