Đề bài
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gợi ý: Dùng kim loại Ba
Lời giải chi tiết
Dùng kim loại Bari để phân biệt các dung dịch muối : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.
Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.
- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3 :
\(2N{H_4}N{O_3} + Ba{(OH)_2} \to \)\(Ba{(N{O_3})_2} + 2N{H_{3 \uparrow }} + 2{H_2}O\)
- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4 :
\({K_2}S{O_4} + Ba{(OH)_2} \to BaS{O_{4 \downarrow }} + 2KOH\)
- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2S04 :
\({(N{H_4})_2}S{O_4} + Ba{(OH)_2} \to \)\(BaS{O_{4 \downarrow }} + 2N{H_{3 \uparrow }} + 2{H_2}O\)
Đề thi học kì 2
Chủ đề 3. Các phương pháp gia công cơ khí
Chương 4. Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11