1. Nội dung câu hỏi
Gieo hai đồng xu cân đối. Xét biến cố \(A\): “Cả hai đồng xu đều ra mặt sấp”, \(B\): “Có ít nhất một đồng xu đều ra mặt sấp”. Hỏi \(A\) và \(B\) có độc lập hay không?
2. Phương pháp giải
Tính \(P(A),P(B),P(AB)\)
\(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\) suy ra hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau
\(P\left( {AB} \right) \ne P\left( A \right).P\left( B \right)\) suy ra hai biến cố \(A\) và \(B\) không độc lập với nhau
3. Lời giải chi tiết
Tính \(P\left( A \right)\)
Ta có \(\Omega = \left\{ {SS,SN,NS,NN} \right\}\), \(n\left( \Omega \right) = 4\), \(A = \left\{ {SS} \right\},n\left( A \right) = 1\).
Vậy \(P\left( A \right) = \frac{1}{4}\).
Tính \(P\left( B \right)\)
Ta có \(B = \left\{ {SS,SN,NS} \right\}\), \(n\left( B \right) = 3\).
Vậy \(P\left( B \right) = \frac{3}{4}\).
Tính \(P\left( {AB} \right)\)
Ta có \(AB = A \cap B = \left\{ {SS} \right\}\), \(n\left( {A \cap B} \right) = 1\).
Vậy \(P\left( {AB} \right) = \frac{1}{4}\).
Ta có \(P\left( {AB} \right) = \frac{1}{4} = \frac{4}{{16}} \ne P\left( A \right).P\left( B \right) = \frac{1}{4}.\frac{3}{4} = \frac{3}{{16}}\).
Vậy \(A\) và \(B\) không độc lập.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Unit 3: Global warming
Chủ đề 4: Kĩ thuật bắt bóng của thủ môn và chiến thuật phòng thủ
Review 3
Câu hỏi tự luyện Sinh 11
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11