Câu 8.3.
Trong các phản ứng hóa học dưới đây, ở phản ứng nào amoniac không thể hiện tính khử?
A. Khí amoniac tác dụng với đồng(II) oxit nung nóng tạo ra N2, H2O và Cu.
B. Khí amoniac tác dụng với khí hiđro clorua.
C. Khí amoniac tác dụng với khí clo.
D. Đốt cháy amoniac trong oxi.
Phương pháp giải:
Xác định số oxi hóa của các chất trước và sau phản ứng.
Chất thể hiện tính khử có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Chất thể hiện tính oxi hóa có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Các phương trình hóa học là:
\(\begin{array}{l}A.\,\,\mathop {2N}\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {3Cu}\limits^{ + 2} O \to \mathop {{N_2}}\limits^0 + 3{H_2}O + \mathop {3Cu}\limits^0 \\B.\mathop {\,\,N}\limits^{ - 3} {H_3} + HCl \to \mathop {\,\,N}\limits^{ - 3} {H_4}Cl\\C.\mathop {\,2\,N}\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {3C{l_2}}\limits^0 \to \mathop {{N_2}}\limits^0 + 6H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\D.\mathop {\,4\,N}\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {3{O_2}}\limits^0 \to \mathop {2{N_2}}\limits^0 + 6{H_2}\mathop O\limits^{ - 2} \end{array}\)
Nhận thấy ở phương trình A, C, D nitơ đều có số oxi hóa tăng sau phản ứng (-3 →0). Duy nhất ở phương trình B số oxi hóa của nitơ không thay đổi.
Vậy ở phản ứng B amoniac không thể hiện tính khử.
=> Chọn B
Câu 8.4.
Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp?
A. Dung dịch HCl, dung dịch AlCl3, Cu, O2
B. Dung dịch HNO3, dung dịch ZnCl2, dung dịch KOH, Cl2
C. Dung dịch H2SO4, dung dịch FeCl3, O2, Cl2
D. Dung dịch H3PO4, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH, O2
Phương pháp giải:
Xem lại tính chất của Amoniac Tại đây
Lời giải chi tiết:
A. Loại Cu
B. Loại KOH
D. Loại NaOH
Trong điều kiện thích hợp NH3 đều phản ứng với : Dung dịch H2SO4, dung dịch FeCl3, O2, Cl2
PTHH:
\(\begin{array}{l}\,2N{H_3} + {H_2}S{O_4} \to {(N{H_4})_2}S{O_4}\\\,3N{H_3} + FeC{l_3} + 3{H_2}O \to 3N{H_4}Cl + Fe{(OH)_3}\\\mathop {\,4\,N}\limits^{} {H_3} + \mathop {3{O_2}}\limits^{} \to \mathop {2{N_2}}\limits^{} + 6{H_2}\mathop O\limits^{} \\\mathop {\,2\,N}\limits^{} {H_3} + \mathop {3C{l_2}}\limits^{} \to \mathop {{N_2}}\limits^{} + 6H\mathop {Cl}\limits^{} \end{array}\)
=> Chọn C
Unit 15: Space Conquest - Cuộc chinh phục không gian
Đề thi học kì 2
Chủ đề 3: Thị trường lao động, việc làm
Chuyên đề I. Phép biến hình phẳng
CHƯƠNG IX: ANĐEHIT – XETON AXIT CACBONXYLIC
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11