Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB = 6cm\), \(AC = 8cm.\)
a) Tính \(BC,\widehat B,\widehat C\);
b) Phân giác của góc \(A\) cắt \(BC\) tại \(D\). Tính \(BD, CD\).
c) Từ \(D\) kẻ \(DE\) và \(DF\) lần lượt vuông góc với \(AB\) và \(AC\). Tứ giác \(AEDF\) là hình gì? Tính chu vi và diện tích của tứ giác \(AEDF\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Áp dụng định lí Py-ta-go và tỉ số lượng giác.
b) Vận dụng tính chất đường phân giác tìm độ dài cạnh BD.
c) Áp dụng dấu hiệu nhận biết các hình tứ giác đã học.
Tính chu vi và diện tích của tứ giác.
Lời giải chi tiết
a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông \(ABC\), ta có:
\(\eqalign{
& B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {6^2} + {8^2} \cr
& = 36 + 64 = 100\,(cm) \cr} \)
Suy ra: \(BC = \sqrt {100} = 10\,(cm)\)
Xét tam giác vuông ABC, theo định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có: \(\sin C =\displaystyle {{AB} \over {AC}} = {6 \over {10}} = 0,6\)
Suy ra: \(\widehat C = 36^\circ 52'\)
Ta có: \(\widehat B + \widehat C = 90^\circ \) (vì tam giác ABC vuông tại A)
\( \Rightarrow \widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 36^\circ 52'\)\( = 53^\circ 8'\)
b) Vì AD là đường phân giác của tam giác ABC, nên:
\(\displaystyle {{BD} \over {DC}} = {{AB} \over {AC}}\) (tính chất đường phân giác)
Suy ra: \(\displaystyle {{BD} \over {BD + DC}} = {{AB} \over {AB + AC}}\)
\(\Rightarrow \displaystyle {{BD} \over {BC}} = {{AB} \over {AB + AC}}\)
Suy ra: \(BD = \displaystyle {{BC.AB} \over {AB+AC}} = {\displaystyle {10.6} \over {6+8}} = {{30} \over 7}\,(cm)\)
\(DC=BC-BD\)\(=10-\dfrac{30}{7}\)\(=\dfrac{40}{7}\)
c) Ta có: \(\widehat A = \widehat {AED} = \widehat {AFD} = {90^0}\)
Suy ra tứ giác \(AEDF\) có ba góc vuông nên hình đó là hình chữ nhật.
Mặt khác, \(D\) nằm trên tia phân giác của góc \(A\) nên \(DE=DF\) (tính chất tia phân giác của 1 góc)
Vậy tứ giác \(AEDF\) là hình vuông.
Vì \(DE ⊥ AB, AC ⊥ AB\) nên \(DE // AC\)
Theo định lí Ta-lét trong tam giác BAC, ta có:
\(\begin{array}{l}
\dfrac{{CD}}{{BC}} = \dfrac{{AE}}{{AB}}\\
\Rightarrow AE = \dfrac{{CD.AB}}{{BC}} = \dfrac{{\dfrac{{40}}{7}.6}}{{10}} = \dfrac{{24}}{7}
\end{array}\)
Chu vi tứ giác \(AEDF\) bằng: \(4AE = 4.\displaystyle {{24} \over 7} = {{96} \over 7}\,(cm)\)
Diện tích tứ giác \(AEDF\) bằng: \(A{E^2} = \displaystyle {\left( {{{24} \over 7}} \right)^2} = {{576} \over {49}}\,\left( {c{m^2}} \right)\)
Bài 9
Bài 3
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 7 - Sinh 9